ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 13

Mahan cho rằng vị trí địa lí, điều kiện vật chất, quy mô lãnh thổ, quy

mô dân số và đặc điểm người dân, đặc điểm chính phủ, là những tác nhân
chính có ảnh hưởng tới sức mạnh của quốc gia.

Trong khi phân tích vị trí địa lí của các nước, ông đã mô tả kĩ lưỡng

những điều kiện thuận lợi của nước Anh, một nước có nhiều thuộc địa hải
ngoại, và cho rằng đó là “chúa tể của biển cả”. Anh có lối thông ra những
con đường giao thương quan trọng nhất trên biển, cũng như có nhiều hải
cảng được trang bị đầy đủ và dễ tiếp cận. Ngoài ra, do là một đảo quốc,
không có đường biên giới trên bộ, Anh không cần có lực lượng lục quân
mạnh. Mahan còn chỉ ra vị trí địa lí không thuận lợi của một số nước, ví dụ
như nước Pháp, một phần hạm đội của họ đóng ở những hải cảng ở Địa
Trung Hải, phần còn lại đóng ở các cảng của Đại Tây Dương, Pháp phải chi
phí rất nhiều cho lực lượng lục quân để bảo vệ các đường biên giới trên bộ.

Mahan cho rằng, quốc gia nhắm tới quyền bá chủ trên biển thì đảo quốc

với đường bờ biển dài, nhiều vịnh, vũng, hải cảng, nhất là lại nằm ở cửa
những dòng sông tàu bè có thể ra vào được, có thể xây dựng cảng và căn cứ
hải quân, là quốc gia có vị trí thuận lợi nhất. Ông chứng minh rằng, Mỹ có
tất cả các đặc điểm của một đảo quốc, vì vậy, nước này phải có lực lượng
trên biển đầy sức mạnh. Mặc dù ông có phóng đại tác nhân vị trí địa lí,
nhưng hiện nay, một số kết luận của ông vẫn đúng.

Sức mạnh trên biển, theo quan điểm của Mahan, là một hệ thống phức

tạp, bao gồm những thành phần như hạm đội tàu chiến và đội thương
thuyền, cảng và căn cứ hải quân. Ông sử dụng công thức sau: SP = N + MM
+ NB, nghĩa là sức mạnh trên biển (Sea Power) là hải quân (Navy) + đội
thương thuyền (Merchant Marine) + căn cứ hải quân (Naval Bases). Mahan
nhận xét rằng, nguyên nhân của nhiều cuộc chiến tranh là giành giật “nền
thương mại trên biển đầy lợi lộc”, “Xung đột lợi ích, lòng hận thù bùng lên
là do các bên đều cố giành cho được phần lớn hơn, nếu không nói là tất cả,
những lợi ích mà thương trường tạo ra, đã dẫn đến những cuộc chiến tranh”.

Xem xét cuộc chiến tranh diễn ra trực tiếp trên các con đường giao

thương, Mahan viết: “Những cuộc chiến đó không thể diễn ra một cách đơn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.