ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 197

Ruyter cũng hạn chế hơn. Vai trò của Bankert ở Solebay thực chất không
khác vai trò của Nelson ở St. Vincent, khi ông này chỉ dùng một con thuyền
của mình lao vào đội hình quân Tây Ban Nha (Xem sơ đồ III, C, C’); nhưng
Nelson hành động mà không có lệnh của Jervis, trong khi Bankert làm theo
kế hoạch của Ruyter. Con người khiêm nhường nhưng anh dũng này sẽ còn
xuất hiện trong phần trình bày sau, tuy hoàn cảnh có thay đổi theo chiều
hướng đáng buồn hơn. Để so sánh thái độ khiêm tốn với niềm vinh quang
mà ông đã đạt được, xin dẫn ra một đoạn văn ngắn do bá tước de Guiche

*

viết về Trận chiến Bốn ngày, trong đó thể hiện rõ những nét chất phác và
anh hùng trong tính cách của De Ruyter.

“Bao giờ tôi cũng thấy ông (đó là nói trong ba ngày gần đây) rất điềm đạm, và khi chắc

chắn là sẽ thắng thì bao giờ ông cũng nói rằng Chúa nhân từ đã mang chiến thắng về cho chúng

ta. Giữa những rối loạn xảy ra trong các hải đoàn và khi thống kê các thiệt hại, có vẻ như ông

chỉ buồn vì sự bất hạnh của đất nước nhưng bao giờ cũng tuân theo ý Chúa. Cuối cùng, có thể

nói rằng ông là người chân thành và không hào nhoáng như các bậc trưởng thượng của chúng

ta. Và để kết luận cho những điều tôi đã viết về ông, xin kể lại rằng, một ngày sau chiến thắng

tôi đã thấy ông đang quét dọn căn buồng của mình và sau đó thì cho gà con ăn”.

Chín ngày sau trận Texel, tức là vào ngày 30 tháng 8 năm 1673, một

liên minh danh nghĩa giữa một bên là Hà Lan, còn bên kia là Tây Ban Nha,
Lorraine và Hoàng đế Đức được thành lập, và đại sứ Pháp ở Vienna bị đuổi
về nước. Louis lập tức đề nghị với Hà Lan những điều kiện tương đối nhẹ
nhàng hơn, nhưng Các tỉnh hợp nhất bây giờ đã có các đồng minh mới và đã
đứng vững trên biển, được biển cả hỗ trợ và ủng hộ, dứt khoát bác bỏ những
điều kiện này. Ở Anh, tiếng nói phản kháng của dân chúng và nghị viện
ngày càng mạnh mẽ hơn, tình cảm của người theo đạo Tin Lành và bài Pháp
cũng gia tăng từng ngày, sự bất tín nhiệm của dân chúng đối với nhà vua
cũng thế. Và mặc dù vẫn căm thù nước Cộng hoà (Hà Lan – ND) như cũ,
Charles cũng buộc phải nhượng bộ. Nhận thấy cơn bão đang hình thành, và
theo lời khuyên của Turenne, Louis quyết định từ bỏ quan điểm nguy hiểm
của mình bằng cách đưa quân ra khỏi Hà Lan, và tìm cách kí hiệp ước hoà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.