ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 237

Nha và đã dẫn đến hoà bình. Tính kiên cường và phối hợp hành động của
các tàu lùng đã bù đắp được sự thiếu vắng hạm đội hỗ trợ, nhưng không thể
hoàn toàn thay thế được; và khi việc chỉ đạo hải quân của Anh được cải
thiện thì mặc dù chiến thuyền liên quân vẫn tập trung thành những hạm đội
lớn, nhưng công việc phá hoại của Pháp đã bị hạn chế rất nhiều. Đồng thời,
có bằng chứng cho rằng ngay cả trong những điều kiện thuận lợi như thế,
các tuần dương hạm không được trợ giúp cũng bị thiệt hại rất nhiều, cụ thể
là theo tài liệu của Anh thì họ đã bắt sống được 59 tàu chiến, trong khi Pháp
công nhận là họ chỉ bị mất 18 chiếc mà thôi. Một nhà sử học Pháp nói rằng
chênh lệch lớn như thế có thể do người Anh đã không phân biệt được tàu
chiến theo đúng nghĩa của nó với tàu được các công ty tư nhân thuê. Trong
bản báo cáo chúng ta vừa nói không có số liệu về việc bắt giữ các tàu lùng
tư nhân. “Việc tàn phá ngành thương mại trong cuộc chiến tranh này mang
tính chất đặc biệt là các tàu tuần dương hoạt động thành những hải đội,
không xa căn cứ của họ, trong khi đối thủ lại nghĩ rằng tốt hơn hết là giữ các
hạm đội ở đâu đó; mặc dù như thế và mặc dù sự kém cỏi của bộ chỉ huy hạm
đội Anh, khi các hạm đội lớn của pháp không còn hiện diện thì hoạt động
của tàu tuần dương cũng ngày càng hạn chế”. Kết quả của cuộc chiến tranh
trong những năm 1689-1697 không mâu thuẫn với kết luận chung “muốn
giành thắng lợi thì cuộc chiến tranh nhằm tàn phá ngành thương mại phải
được thực hiện bằng các hải đội và những đơn vị tàu chiến lớn; những tàu
chiến này sẽ buộc đối phương phải tập trung lực lượng vào một chỗ, tạo điều
kiện cho tàu tuần dương tấn công tàu hàng của đối phương. Không có sự hỗ
trợ như thế, tàu tuần dương sẽ trở thành mồi ngon cho đối phương”. Xu
hướng này đã nổi lên trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh và còn rõ nét
hơn nữa trong cuộc chiến tranh tiếp theo, khi hải quân Pháp rơi vào tình
trạng yếu kém hơn nữa.

Mặc dù bị thiệt hại, nhưng các cường quốc trên biển vẫn phát triển rất

nhanh. Pháp bắt đầu cuộc chiến như phía chủ động, nhưng đến cuối cuộc
chiến thì lâm vào tình trạng bị động, Louis XIV buộc phải từ bỏ cùng một
lúc định kiến vững chắc nhất và ước muốn chính trị hợp lí nhất của mình và
phải công nhận người mà ông coi là kẻ tiếm quyền và kẻ thù không đội trời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.