nói rằng một nước, tương tự Các tỉnh hợp nhất – không chỉ nhỏ về diện tích
mà còn ít dần – dù có năng động và sáng kiến đến đâu cũng không thể thành
công nếu chỉ dựa vào nguồn lực bên ngoài, còn nước Pháp thì cung cấp cho
ta bài học rằng một nước, dù có đông dân và nguồn lực trong nước có mạnh
đến đâu, cũng không thể cứ dựa mãi vào chính mình.
Có người nói rằng một người bạn của Colbert thấy ông trầm ngâm nhìn
ra cửa sổ đã hỏi vì sao ông lại đăm chiêu như vậy và được trả lời: “Ngắm
nhìn những cánh đồng màu mỡ trước mặt, tôi nhớ tới những người mà tôi
từng gặp ở những chỗ khác. Pháp là một đất nước giàu có!”. Niềm tin này đã
nâng đỡ ông trước vô vàn bất lợi mà ông đã gặp phải trên con đường hoạn lộ
của mình, trước những khó khăn về mặt tài chính do những cuộc chiến tranh
và chi tiêu hoang phí của nhà vua gây ra; và niềm tin đó cũng dẫn dắt toàn
bộ diễn biến của lịch sử dân tộc ông kể từ ngày đó. Nước Pháp giàu, cả về
tài nguyên thiên nhiên lẫn tinh thần cần cù lao động và tính tiết kiệm của
người dân. Nhưng nếu quay lưng lại với những quan hệ tự nhiên giữa người
với người thì cả dân tộc cũng như các cá nhân riêng lẻ đều không thể phát
triển được; dù nguồn lực tự nhiên có mạnh mẽ đến đâu, cũng cần phải có
môi trường lành mạnh và tự do để có thể tìm kiếm từ khắp nơi những thứ có
thể giúp cho sự phát triển và sức mạnh cũng như khả năng quân sự nói
chung. Không chỉ những bộ phận bên trong phải hoạt động một cách hữu
hiệu, không chỉ quá trình đào thải và tái tạo, quá trình luân chuyển và tuần
hoàn diễn ra một cách dễ dàng mà cơ thể cũng như trí não cũng phải được
cung cấp những chất dinh dưỡng khác nhau và lành mạnh nữa. Nước Pháp –
với những nguồn lực tự nhiên thiên phú của nó – đã bị kiệt quệ vì thiếu sự
giao lưu giữa các miền ở trong nước cũng như trao đổi thường xuyên với các
dân tộc khác, thiếu sự trao đổi được gọi là thương mại, cả nội thương lẫn
ngoại thương. Nói rằng chiến tranh là nguyên nhân của những khiếm khuyết
đó nghĩa là chỉ nói được một chân lí riêng mà thôi, không thể bao quát được
toàn bộ vấn đề, chiến tranh – với tất cả những đau khổ mà ta đã biết – có hại
nhất là khi nó bế quan toả cảng và buộc đất nước phải dựa vào chính mình.
Thực ra, có những giai đoạn khi mà cú sốc như thế lại có tác dụng tốt, nhưng
đấy là trường hợp hãn hữu và không kéo dài, và chúng cũng không phủ nhận