ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 269

quốc trên biển, chiến tranh với Hà Lan đã chặn đứng những kế hoạch này,
cuộc hành quân tiến đến phồn vinh chấm dứt, dân tộc tự co cụm và cắt đứt
mọi mối liên hệ với thế giới bên ngoài. Không nghi ngờ gì rằng có nhiều lí
do kết hợp dẫn đến những hậu quả thảm khốc, đánh dấu sự cáo chung của
triều đại Louis XIV: chiến tranh liên miên, quản lí bị buông lỏng trong nửa
sau giai đoạn cầm quyền của ông này, chi tiêu hoang phí; nhưng Pháp chưa
bao giờ bị nước ngoài xâm chiếm, trừ một vài ngoại lệ, chiến tranh thường
nằm bên ngoài biên giới, nền công nghiệp trong nước hầu như không bị
chiến tranh tàn phá. Về phương diện này, Pháp gần giống Anh và có nhiều
điều kiện thuận lợi hơn các đối thủ khác của mình. Tại sao kết quả lại khác
nhau? Tại sao Pháp trở nên đáng thương và kiệt quệ, trong khi Anh lại thịnh
vượng và hân hoan? Tại sao Anh lại ra lệnh, còn Pháp thì chấp nhận những
điều kiện của hoà bình? Lí do rõ ràng nằm ở sự chênh lệch về tài sản và tín
dụng. Pháp đơn thương độc mã chống lại nhiều kẻ thù, nhưng những kẻ thù
này lại được các khoản tài trợ của Anh nâng đỡ và khuyến khích. Trong bức
thư gửi Marlborough vào năm 1706, bộ trưởng tài chính Anh viết như sau:

“Mặc dù sản xuất nông nghiệp và thương mại của Anh và Hà Lan đều gặp nhiều khó khăn

nhưng tín dụng của hai nước vẫn tiến triển tốt. Trong khi đó, nền tài chính của Pháp kiệt quệ

đến mức họ buộc phải chi từ hai mươi đến hai lăm phần trăm giá trị của mỗi xu mà họ gửi ra

ngoài, đó là nói khi họ không gửi trực tiếp bằng hiện kim.”

Năm 1712 Pháp chi 240.000.000 franc, trong khi toàn bộ thuế thu được

chỉ là 113.000.000, trừ đi thất thoát và chi phí cần thiết, kho bạc chỉ nhận
được có 37.000.000 mà thôi; thiếu hụt được bù đắp bằng những khoản vay
mà tương lai sẽ phải trả và một loạt các thương vụ bất bình thường, khó có
thể nói đó là gì hay khó mà hiểu được.

“Mùa hè năm 1715 (hai năm sau khi kí hiệp ước hoà bình) có vẻ tình hình không thể nào

khó khăn hơn được nữa – không còn cả tín dụng công lẫn tư, chính phủ không có thu nhập. Lao

động không có việc làm, hàng tiêu dùng không bán được vì đồng tiền không luân chuyển được,

nạn cho vay nặng lãi hoành hành trên đống đổ nát của xã hội. Giá hàng lên xuống thất thường

cuối cùng đã làm dân chúng kiệt quệ. Thiếu lương thực đã gây ra bạo loạn, thậm chí cả trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.