ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 280

hết số tàu chiến của Tây Ban Nha bên bờ biển, số lượng được ghi ở bên lề.
Kính, v.v. G. Walton.” Một người cầm bút Anh viết, rồi một người khác lặp
lại kết luận không đúng chỗ, chẳng khác gì một sự nhạo báng đối với người
Pháp, rằng số lượng tàu chiến ghi bên lề trang giấy lại có thể chiếm trọn
mấy trang tường thuật của người Pháp

*

. Có thể nói rằng, cái gọi là “trận

đánh” ở mũi Passaro không đáng phải tốn nhiều giấy mực, và thuyền trưởng
Walton có thể cũng nhận thấy điều đó. Nhưng nếu tất cả các báo cáo về hoạt
động của hải quân đều được soạn thảo theo hình thức như thế thì những
người viết lịch sử hải quân đã không phải phụ thuộc vào các tài liệu chính
thức nữa.

Như vậy là, hải quân Tây Ban Nha đã bị tiêu diệt ở gần mũi Passaro

vào ngày 11 tháng 8 năm 1718. Số phận của Sicily cũng đã được quyết định,
đấy là nói nếu trước đó còn có người nghi ngờ. Hạm đội Anh tuần tiễu xung
quanh hòn đảo, giúp đỡ quân Áo và ngăn chặn quân Tây Ban Nha, không để
cho họ rút lui trước khi hiệp ước hoà bình được kí kết. Các kế hoạch ngoại
giao của Alberoni đã gặp thất bại thảm hại hết lần này đến lần khác. Năm
sau, quân Pháp trong khi thi hành các điều khoản liên minh, đã xâm nhập
miền Bắc Tây Ban Nha và phá huỷ khu vực đóng tàu, họ đốt 9 chiếc tàu lớn
đang nằm trên ụ. Ngoài ra, theo lời xúi bẩy của tuỳ viên quân sự Anh đi
cùng bộ chỉ huy Pháp, họ còn đốt toàn bộ số vật tư dùng để đóng 7 con tàu
nữa. Như vậy là, hải quân Tây Ban Nha đã bị tiêu diệt hoàn toàn, như một
nhà sử học Anh nói, đấy là do sự đố kị của Anh mà ra. Một vị chỉ huy người
Pháp, công tước xứ Berwich, cũng là con riêng của dòng họ Stuart, viết:
“Chuyện đó đã được làm để cho chính phủ Anh có thể nói với kì họp sau
của quốc hội rằng, người ta đã không hề lơ là trong việc hạn chế lực lượng
hải quân Tây Ban Nha”. Theo đánh giá của một nhà sử học Anh, hành động
của Sir George Byng đã cho thấy rõ mục tiêu của Anh lúc đó. Trong khi
thành phố và pháo đài Messina đang bị quân Áo, Anh và người Sardinia vây
hãm thì người ta lại tranh luận xem ai sẽ sở hữu những tàu chiến Tây Ban
Nha hiện đang nằm bên trong con đê chắn sóng. Byng “nghĩ rằng đơn vị đồn
trú ở đây có thể đặt điều kiện là nếu trả những con tàu đó cho Tây Ban Nha
thì họ sẽ đầu hàng, chuyện này ông dứt khoát không chấp nhận. Mặt khác,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.