ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 284

làm công việc như thủ tướng – ND) vào năm 1726. Lúc đó Sir Robert
Walpole cũng đã trở thành Thủ tướng Anh, mức độ ảnh hưởng và quyền lực
cho phép ông ta lãnh đạo toàn bộ chính sách của nhà nước, ước muốn chủ
yếu của cả Walpole lẫn Fleuri là hoà bình, mà trước hết là ở Tây Âu. Vì vậy,
Pháp và Anh tiếp tục phối hợp hành động cho mục đích này, và mặc dù họ
không thể dập tắt được tất cả những lời kêu ca, nhưng họ đã ngăn chặn một
cách thành công những vụ bạo động trong mấy năm liền. Nhưng trong khi
hai vị bộ trưởng đồng thuận về mục tiêu thì động cơ của họ lại khác nhau.
Walpole muốn hoà bình vì vấn đề kế vị ngai vàng ở Anh vẫn chưa được giải
quyết, vì sự phát triển nền thương mại Anh mà lúc nào ông ta cũng quan tâm
chăm sóc, và cũng có thể là ông ta không chấp nhận những người ngang sức
ngang tài trong chính phủ, ông sợ chiến tranh vì nó có thể tạo ra những con
người mạnh mẽ hơn xung quanh ông. Fleuri không có gì phải lo cho cả ngai
vàng lẫn quyền lực của ông ta, nhưng tương tự Walpole, ông cũng muốn đất
nước phát triển trong hoà bình và sợ chiến tranh, thích nghỉ ngơi, âu cũng là
thái độ đương nhiên của những người già; vì khi lên nắm quyền ông đã 73
tuổi và chỉ rời chức vụ khi thần chết đón ông đi, lúc đó ông đã 90 tuổi. Dưới
sự cai trị ôn hoà của ông, nước Pháp lại thịnh vượng như xưa, ngay cả khách
du lịch cũng có thể nhận thấy sự thay đổi của đất nước cũng như trên nét
mặt mỗi người dân. Nhưng không biết đó là do sự lãnh đạo của ông già ít
nói này hay do sức sống tự nhiên của người dân, những người không còn bị
chiến tranh làm cho kiệt quệ và không còn bị cách li với thế giới nữa. Những
người có uy tín ở Pháp nói rằng nền nông nghiệp chưa phục hồi trên cả
nước. Song chắc chắn ngành hàng hải của Pháp đã tiến bộ một cách đáng
khâm phục, đó chủ yếu là nhờ việc dỡ bỏ những hạn chế trong lĩnh vực buôn
bán trong những năm ngay sau khi Louis XIV băng hà. Những hòn đảo ở
Tây Ấn giàu lên rất nhanh, sự thịnh vượng của họ dĩ nhiên được san sẻ cho
những hải cảng ở chính quốc giao thương với họ. Khí hậu nhiệt đới của
Martinique, Guadeloupe và Louisiana, còn công việc đồng áng thì do những
người nô lệ làm, đã làm cho những vùng đất này hoà hợp với chính quyền
nửa quân phiệt – đặc trưng cho tất cả các thuộc địa Pháp – nhưng không có
kết quả tốt bằng vùng có khí hậu khắc nghiệt hơn là Canada. Lúc đó ở Tây

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.