của chiến dịch mà không hề thay đổi những nguyên lí mà chiến dịch phải
tuân thủ; và câu nói của Hermocrates cách đây 2300 năm, được nhắc tới ở
trên, thể hiện một kế hoạch chiến lược đúng đắn, nguyên lí của kế hoạch đó
vẫn giá trị cho đến tận ngày nay. Trước khi hai đạo quân hay hai hạm đội thù
địch tiếp xúc với nhau (từ tiếp xúc [contact] có thể là từ thích hợp nhất để
chỉ đường phân chia giữa chiến lược và chiến thuật), cần phải giải quyết một
loạt vấn đề, bao trùm lên toàn bộ kế hoạch của những chiến dịch trên khắp
chiến trường. Trong đó có: xác định chức năng của hạm đội trong cuộc
chiến, mục tiêu của nó, hoặc những địa điểm tập kết, chuẩn bị kho than và
kho quân nhu, bảo đảm đường giao thông giữa các kho này và các căn cứ
trong nước, xác định xem tàn phá thương mại (commerce-destroying) là
chiến dịch quyết định hay thứ yếu, lựa chọn các phương tiện để tiến hành
chiến dịch phá hoại một cách hiệu quả nhất, bằng những con tàu tuần tiễu
hay phải nắm được những trung tâm có ý nghĩa sống còn mà tàu buôn nhất
định phải đi qua. Tất cả những vấn đề vừa nêu đều là những vấn đề chiến
lược, và lịch sử có thể cho ta biết nhiều về mỗi vấn đề như thế. Cách đây
chưa lâu, một số nhóm trong hải quân Anh đã có cuộc thảo luận quan trọng
về ưu điểm tương đối giữa chính sách của hai đô đốc hải quân vĩ đại người
Anh là Lord Howe và Lord St. Vincent đối với việc di chuyển của hải quân
Anh trong cuộc chiến tranh với Pháp. Đây là vấn đề chiến lược, và nó không
chỉ có giá trị về mặt lịch sử mà còn có ý nghĩa sống còn đối với giai đoạn
hiện nay nữa. Hiện nay để ra quyết định, người ta vẫn dựa vào những
nguyên lí có từ thời đó. Chính sách của St. Vincent đã cứu nước Anh khỏi sự
xâm lược của kẻ thù, còn khi nằm trong tay Nelson và những vị đô đốc
chiến hữu của ông thì đã dẫn tới chiến thắng ở Trafalgar.
Như vậy là, đặc biệt trong lĩnh vực chiến lược hải quân, bài học của
quá khứ vẫn còn nguyên giá trị. Do những điều kiện tác chiến tương đối ổn
định cho nên những bài học này không chỉ đóng vai trò minh hoạ cho những
nguyên lí mà còn là những tiền lệ, về mặt chiến thuật, tức là đối với hành
động của các hạm đội kể từ khi những tính toán về mặt chiến lược đã đưa
chúng đến điểm xung đột, bài học của quá khứ không được rõ ràng đến như
thế. Sự phát triển liên tục làm cho vũ khí thay đổi liên tục, và cùng với đó