ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 39

chiến thuật tác chiến cũng biến đổi không ngừng – thay đổi trong cách vận
động và hành động của người lính hay tàu chiến trong cuộc giao tranh, vì
vậy, nhiều người nghiên cứu các vấn đề hải quân có xu hướng nghĩ rằng
nghiên cứu kinh nghiệm của quá khứ sẽ chẳng mang lại lợi ích gì, chỉ mất
thời gian mà thôi. Quan điểm này, mặc dù rất tự nhiên, đã bỏ qua những tính
toán chiến lược rộng lớn, tức là những tính toán đã đưa các dân tộc đến việc
xây dựng các hạm đội, quyết định lĩnh vực hoạt động của chúng và vì vậy đã
làm biến đổi và còn tiếp tục làm biến đổi lịch sử thế giới, là quan điểm phiến
diện và hạn hẹp, ngay cả nếu xét về mặt chiến thuật. Những trận chiến trong
quá khứ, dù thành công hay thất bại, đấy là xét theo quan điểm chúng có
được tiến hành theo các nguyên lí của chiến tranh hay không; và nhà hàng
hải nghiên cứu một cách kĩ lưỡng nguyên nhân của thành công hay thất bại
sẽ không chỉ phát hiện và dần dần học được những nguyên lí này, mà còn có
khả năng áp dụng những nguyên lí đó cho chiến thuật của tàu chiến và vũ
khí ông ta có ngày nay. Ông ta sẽ thấy rằng, chiến thuật không chỉ thay đổi
sau khi vũ khí đã thay đổi – chắc chắn là như thế rồi – mà phải rất lâu sau
mới xảy ra. Không nghi ngờ rằng đó là do: cải tiến vũ khí chỉ phụ thuộc vào
quyết tâm của một vài người, còn thay đổi chiến thuật thì phải chiến thắng
quan niệm của cả một tầng lớp bảo thủ, đấy là một tai hoạ lớn, chỉ có thể sửa
chữa được bằng cách thừa nhận thẳng thừng mọi thay đổi, bằng cách nghiên
cứu cẩn thận khả năng và hạn chế của mỗi con tàu và mỗi loại vũ khí mới,
và có những biện pháp sử dụng phù hợp với đặc điểm của chúng. Lịch sử
cho thấy, hi vọng các quân nhân sẽ để hết tâm trí vào nhiệm vụ là hi vọng
hão huyền, nhưng những người làm như thế sẽ tiến vào trận đánh với ưu thế
vượt trội – một bài học không thể coi thường!

Nhân đây xin trích dẫn mấy câu của một chiến thuật gia người Pháp là

Morogues, được viết cách đây 125 năm: “Chiến thuật của hải quân dựa trên
những điều kiện mà tác nhân chính, cụ thể là vũ khí, có thể thay đổi. Đến
lượt nó, sự thay đổi của vũ khí chắc chắn sẽ dẫn đến sự thay đổi trong kết
cấu của tàu chiến, trong việc điều khiển, và cuối cùng là trong việc bố trí và
điều khiển cả hạm đội.” Lời tuyên bố tiếp theo của ông ta rằng chiến thuật
của hải quân “không phải là một môn khoa học dựa trên những nguyên lí bất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.