ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 390

Chúng ta có thể thấy thông tin thú vị về số người làm nghề đi biển ở

Bắc Mỹ thời gian đó trong báo cáo của người đứng đầu bộ hải quân trước
quốc hội: “Hải quân đã mất 18.000 thuỷ thủ, những người từng tham gia vào
cuộc chiến tranh vừa qua vì Mỹ không đứng về phía chúng ta

*

– một sự

mất mát không phải không đáng kể đối với lực lượng trên biển, nhất là khi
bên địch lại có thêm số người như thế.

Cũng như mọi khi, cuộc chiến trên biển đã làm cho các nước trung lập

bất bình với Anh, vì nước này bắt những con tàu tham gia buôn bán với Mỹ
của họ. Nhưng không cần những vụ khiêu khích như thế cũng có thể kích
động được lòng hận thù và hi vọng của Pháp trong khi chính phủ Anh đang
lâm hoàn cảnh khó khăn. Giờ phút thanh toán và báo thù mà chính sách của
Choiseul nhắm tới dường như đã điểm. Câu hỏi phải có thái độ như thế nào
và phải thu được lợi ích gì từ cuộc bạo loạn của các thuộc địa đã được người
ta đã thảo luận ở Paris từ trước. Người ta đã quyết định là sẽ trợ giúp các
thuộc địa tất cả những gì có thể, miễn là điều đó không làm cho họ tách khỏi
Anh; và thế là người ta đã cung cấp tiền cho một người Pháp tên là
Beaumarchais để ông này lập ra một thương điếm chuyên cung cấp vũ khí
cho quân nổi dậy. Pháp cung cấp 1 triệu franc, Tây Ban Nha góp thêm đúng
bằng số đó, và Beaumarchais được phép mua từ kho vũ khí của chính phủ.
Trong khi đó Mỹ cũng đã gửi gián điệp tới Pháp và các sĩ quan Pháp đã
chuyển sang làm việc cho họ mà hầu như không bị chính phủ ngăn cản.
Thương điếm của Beaumarchais bắt đầu hoạt động vào năm 1776. Tháng 12
năm đó Benjamin Franklin cập cảng Pháp, còn tháng 5 năm 1777 thì
Lafayette tới Mỹ. Trong khi đó công việc chuẩn bị chiến tranh, đặc biệt là
chiến tranh trên biển, được tiến hành khẩn trương: hải quân liên tục gia tăng,
và công việc chuẩn bị cho cuộc đổ bộ từ eo biển Manche cũng được xúc
tiến, trong khi chiến trường thực sự sẽ nằm trên đất Mỹ. Ở đó, Pháp là nước
hầu như chẳng có gì để mất. Sau khi đã mất Canada, Pháp có đủ lí do để tin
rằng việc khơi lại cuộc chiến – trong khi châu Âu giữ vị thế trung lập, còn
Mỹ là bạn chứ không phải kẻ thù nữa – sẽ không tước mất những hòn đảo
của họ. Nhận thức được rằng người Mỹ, những người mà cách đây chưa đến
20 năm đã kiên quyết đòi chiếm Canada, sẽ không đồng ý để cho Pháp tái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.