ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 391

chiếm vùng này. Pháp đã tuyên bố công khai rằng mình không có ý định đó,
nhưng cũng đòi được giữ lại những hòn đào thuộc vùng Tây Ấn của Anh mà
Pháp sẽ chiếm được trong cuộc chiến sắp nổ ra. Hoàn cảnh của Tây Ban
Nha lại khác, vừa căm thù Anh, vừa muốn lấy lại Gibraltar, Minorca và
Jamaica – đấy không chỉ là những viên ngọc trai trên vương miện của họ mà
còn là những hòn đá tảng đối với sức mạnh trên biển của họ nữa – nhưng
nước này lại coi cuộc nổi dậy thành công của các thuộc địa Anh trong cuộc
chiến chống lại sức mạnh trên biển vốn không có đối thủ của chính quốc là
tấm gương cực kì nguy hiểm đối với hệ thống thuộc địa rộng lớn của chính
mình, hằng năm nước này thu được những món lợi kếch sù từ các thuộc địa
của mình. Nếu Anh, với lực lượng hải quân như thế, mà còn thua thì Tây
Ban Nha còn hi vọng gì? Trong phần dẫn nhập đã chỉ rõ rằng thu nhập của
chính phủ Tây Ban Nha không được lấy từ khoản thuế nhẹ đánh vào lực
lượng trên biển hùng hậu, được hình thành trên cơ sở nền công nghiệp và
thương mại của vương quốc, mà được lấy từ số vàng và bạc được chuyên
chở trên một vài con tàu chở những thứ khai thác được từ các nước thuộc
địa. Tây Ban Nha có nhiều thứ để mất và cũng có thể thu được nhiều thứ.
Thêm nữa, lúc đó, cũng như hồi năm 1760, Tây Ban Nha là nước mà Anh có
thể chiến đấu với nhiều lợi thế nhất. Tuy nhiên, sự tức giận với Anh và sự
đồng cảm với Pháp đã thắng thế những tính toán lạnh lùng nói trên. Tây Ban
Nha đã tham gia vào chính sách thù nghịch bí mật mà Pháp đang theo đuổi.

Trong tình hình dễ bùng nổ như thế, tin tức về việc Burgoyne đầu hàng

lập tức trở thành tia lửa. Kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh trước đã cho
người Pháp biết giá trị của người Mỹ khi họ đứng về phía kẻ thù, và họ đang
kì vọng rằng người Mỹ sẽ là trợ thủ đắc lực trong việc thực thi kế hoạch báo
thù của mình. Bây giờ, dường như họ đã có thể tự đứng vững được mà
không cần bất kì đồng minh nào. Tin tức đến châu Âu vào ngày 2 tháng 12
năm 1777, ngày 16 bộ trưởng ngoại giao Pháp thông báo cho những người
đại diện của quốc hội (Mỹ) rằng nhà vua sẵn sàng công nhận nền độc lập
của Hợp chúng quốc Hoa Kì, và kí với họ hiệp định thương mại và liên
minh phòng thủ. Tốc độ thực thi công việc chứng tỏ rằng Pháp đã chuẩn bị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.