ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 419

chống lại những cuộc tấn công của những con tàu tuần dương riêng lẻ và tàu
lùng nữa.

Đâu là đối tượng tranh chấp của hai bên? Tác nhân chính trong cuộc

chiến tranh là gì? Tất nhiên là hải quân, lực lượng quân sự được tổ chức nổi
trên mặt biển phải là tác nhân chính, số phận của Cornwallis phụ thuộc hoàn
toàn vào biển. Bàn về kết quả là việc làm vô nghĩa, nếu ngày 15 tháng 9 năm
1781 ưu thế không ở phía De Grasse mà thuộc về đối phương, nghĩa là nếu
quân Pháp không phải có nhiều hơn 5 tàu mà có ít hơn 5 tàu so với quân
Anh. Như đã thấy, khi cuộc chiến bắt đầu, ưu thế của De Grasse so với quân
Anh cũng tương đương với kết quả của trận đánh đó – thắng lợi nhưng đầy
gian nan. Câu hỏi đặt ra lúc đó là, ông ta có nên hi sinh chiến thắng gần như
chắc chắn và là chiến thắng quyết định trước lực lượng có tổ chức trên bộ
của đối phương để giành lấy một chiến thắng còn rất mơ hồ trước lực lượng
có tổ chức ở trên biển của đối phương hay không? Đấy không phải là câu
hỏi về Yorktown mà là về Cornwallis và đội quân của ông ta. Đó là câu hỏi
có ý nghĩa quan trọng.

Đặt vấn đề như thế – và không thể nào khác được – thì chỉ có một câu

trả lời. Tuy nhiên, xin được ghi nhận một cách rõ ràng: trong cả hai trường
hợp
, đối tượng tác chiến của De Grasse đều là lực lượng quân sự có tổ chức.

D’Estaing ở Grenada thì không thể. Ưu thế của ông so với quân Anh

cũng gần bằng ưu thế của De Grasse, ông phải lựa chọn đối tượng tác chiến;
một bên là lực lượng hải quân có tổ chức và bên kia là một hòn đảo nhỏ,
màu mỡ, nhưng không có ý nghĩa quan trọng về mặt quân sự. Có người nói
rằng, Grenada là một vị trí phòng thủ mạnh, nhưng sức mạnh nội tại của nó
lại làm cho nó trở nên không quan trọng, đó là nói nếu nó không có giá trị
chiến lược. Để giữ hòn đảo, D’Estaing đã không sử dụng ưu thế cực kì to
lớn mà ông may mắn có được so với lực lượng hải quân của đối phương.
Thế mà kết quả của cuộc chiến giữa hai lực lượng hải quân lại phụ thuộc
vào việc có giữ được những hòn đảo đó hay không. Muốn nắm chắc được
vùng Tây Ấn thì cần, thứ nhất, một hải cảng mạnh – Pháp có hải cảng như
thế – và thứ hai, làm chủ được mặt biển. Muốn kiểm soát được mặt biển thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.