ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 422

Pháp, tức là ông không chỉ bỏ kế hoạch tấn công New York mà còn bỏ các
bang miền Nam lại cho quân thù. Ý nghĩa của sự giúp đỡ của nước Pháp,
cường quốc trên biển – chẳng khác gì miếng mồi nhử đối với người Mỹ để
rồi lập tức được thu lại – được thể hiện bằng việc quân Anh rút khỏi
Newport một cách vội vã khi họ nhận được tin hải đoàn Pháp đã tới gần.
Việc rút lui đã được dự định từ trước, nhưng D’Estaing đã làm cho họ phải
bỏ chạy.

Sau khi D’Estaing ra đi, cũng có nghĩa là toàn bộ hạm đội của Pháp

không còn ở lại vì những con tàu không về Pháp đều đã quay về Tây Ấn,
quân Anh tiếp tục tấn công các bang miền Nam, mà trước đó đã tạm thời bị
ngừng lại. Hải quân và bộ binh rời New York để đi Georgia vào những tuần
cuối cùng của năm 1779, và sau khi hội quân ở Tybee thì đi qua Edisto để
đến Charleston. Hải quân Mỹ quá yếu, không thể ngăn chặn được cuộc hành
quân này, nếu không kể một vài tàu vận tải Anh đi chậm bị tàu tuần dương
bắt được – đây là một bài học nữa về vai trò của tàu tuần dương, nếu chúng
hoạt động một cách đơn thương độc mã. Charleston bị bao vây vào cuối
tháng 3 – tàu chiến Anh nhanh chóng đi qua hàng rào chắn vào pháo đài
Moultrie mà không bị thiệt hại nào đáng kể, và thả neo trong khu vực mà
súng đại bác của họ có thể bắn tới được thành phố này. Pháo đài Moultrie bị
bộ binh đánh chiếm một cách nhanh chóng và dễ dàng, còn thành phố thì hạ
vũ khí đầu hàng vào ngày 12 tháng 5, sau khi bị bao vây đúng 40 ngày. Cả
bang nhanh chóng bị quân đội chiếm đóng và chịu khuất phục.

Hải đoàn do D’Estaing để lại sau đó đã được tăng cường bằng lực

lượng dưới quyền chỉ huy của bá tước De Guichen, từ Pháp tới. Ông này giữ
chức tổng tư lệnh ở vùng biển Tây Ấn từ ngày 22 tháng 3 năm 1780. Ngày
hôm sau ông ta lên đường đi Santa Lucia với hi vọng sẽ làm cho quân địch
bất ngờ. Nhưng Sir Hyde Parker, một đô đốc già theo truyền thống Anh, một
người nghiêm khắc và đã từng được rèn luyện qua chiến trận, cho 16 tàu
chiến thả neo theo đội hình mà Guichen, với 22 tàu chiến, cũng không dám
tấn công. Vận may, nếu quả có một vận may như thế, đã không lặp lại với
ông này. De Guichen quay lại Martinique và thả neo ở đấy vào ngày 27,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.