khi xuất hiện vấn đề kiểm soát những khu vực xa xôi, lại yếu kém về mặt
chính trị – dù đó có là những đế chế đang tan vỡ, những nước cộng hoà vô
chính phủ, những khu vực thuộc địa, những vị trí quân sự biệt lập hay những
hòn đảo nhỏ – thì cuối cùng cũng phải do lực lượng hải quân – lực lượng
quân sự được tổ chức trên mặt biển giải quyết, đó cũng là lực lượng giao
thông vận tải, một thành tố quan trọng trong mọi chiến lược quân sự. Bảo vệ
thành công Gibraltar là nhờ lực lượng này; kết quả cuộc chiến tranh ở Mỹ
phụ thuộc vào lực lượng này; số phận của Tây Ấn và chắc chắn là việc
chiếm đóng Ấn Độ cũng phụ thuộc vào lực lượng này. Việc kiểm soát eo đất
ở Trung Mỹ cũng sẽ phụ thuộc vào lực lượng này, đó là nói khi vấn đề được
giải quyết bằng quân sự; và mặc dù vị trí địa lí và các nước láng giềng có
ảnh hưởng tới Thổ Nhĩ Kì, nhưng lực lượng trên biển cũng sẽ là tác nhân
đầy sức mạnh trong việc giải quyết những vấn đề của miền Đông châu Âu.
Nếu đúng như thế thì người thông tuệ về quân sự và biết tiết kiệm, cả
thời gian và tiền bạc, sẽ phải giải quyết càng sớm càng tốt vấn đề biển cả,
với niềm tin chắc chắn rằng quốc gia có sức mạnh vượt trội trên biển cuối
cùng sẽ chiến thắng. Trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Mỹ, quân số
bên địch vượt trội hơn hẳn bên Anh. Tuy nhiên, trên thực tế, chênh lệch
không lớn đến mức như thế. Tính toán về mặt quân sự đòi hỏi Anh phải bỏ
một số thuộc địa, nhưng nếu niềm tự hào dân tộc không cho phép họ làm
điều đó thì phải phong toả các quân cảng của địch. Nếu lực lượng không đủ
sức phong toả quân cảng của cả hai nước đối địch thì phải phong toả cho
bằng được nước mạnh hơn. Đó là sai lầm đầu tiên của bộ hải quân Anh:
Tuyên bố của ông bộ trưởng về lực lượng sẵn có của hải quân Anh khi chiến
tranh nổ ra đã không được thực tế xác nhận. Hạm đội 1, dưới quyền chỉ huy
của Keppel chỉ gần ngang với hải quân Pháp, trong khi đó hạm đội dưới
quyền chỉ huy của Howe ở Mỹ lại yếu hơn hạm đội dưới quyền chỉ huy của
D’Estaing. Ngược lại, trong những năm 1779 và 1781, hạm đội Anh mạnh
hơn hạm đội Pháp; nhưng liên quân đã kết hợp được với nhau mà không gặp
bất kì trở ngại nào; trong khi đó ngay trong năm sau, De Grasse lên đường đi
Tây Ấn, còn Suffren thì đi Đông Ấn. Trong trận chiến giữa Kempenfeldt với
De Guichen, bộ hải quân biết rằng đoàn tàu vận tải của Pháp có vai trò cực