ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 466

chung và nằm ở giữa ba khu vực do người Anh kiểm soát – Bombay,
Calcutta và Madras – có lợi thế là có thể giúp đỡ lẫn nhau và cùng chống lại
kẻ thù chung. Ngay khi chiến tranh Anh-Pháp nổ ra, mật vụ Pháp đã có mặt
ở Poonah. Warren Hastings, Toàn quyền Anh ở Ấn Độ, nhận được báo cáo
nói rằng người Mahrattas đã đồng ý với những điều kiện của Pháp và
nhượng lại cho Pháp hải cảng trên bờ biển Malabar. Với sự sốt sắng như
thường thấy, Hastings lập tức quyết định khởi chiến và gửi ngay một đơn vị
thuộc quân đoàn Bengal đi qua Jumna để vào Berar. Một đơn vị khác gồm
4.000 binh sĩ người Anh cũng rời Bombay, nhưng đã chọn sai hướng, bị bao
vây và buộc phải đầu hàng vào tháng 1 năm 1779. Sự thất bại bất thường
này của Anh đã khuyến khích hi vọng và khiến cho lực lượng quân địch
được tăng cường. Và mặc dù những tổn thất về mặt vật chất đã được những
chiến thắng quan trọng của những vị chỉ huy có tài năng bù đắp ngay sau đó,
nhưng uy tín thì không thể khôi phục, cơn giận dữ của Hyder Ali – do việc
chiếm đóng Mahé – càng tăng thêm sau cú “chọc gậy bánh xe” thiếu thận
trọng của viên Toàn quyền ở Madras. Nhận thấy quân Anh đã gặp rắc rối với
người Mahrattas và nghe được tin là quân đội Pháp đang sắp tới bờ biển
Coromandel, ông ta liền âm thầm chuẩn bị chiến tranh. Mùa hè năm 1780,
đoàn lính kị binh đông đảo của ông ta xuống núi mà không hề báo trước, rồi
họ xuất hiện ngay trước cổng thành Madras. Tháng 9 năm đó, một đơn vị
quân Anh gồm 3.000 người bị đánh tan thành từng mảnh; một đơn vị khác,
gồm 5.000 người, thì thoát được bằng cách rút nhanh về Madras, bỏ lại cả
pháo binh và xe cộ. Không đủ sức lấn công Madras, Hyder quay sang đánh
chiếm những đồn binh nhỏ, nằm tách rời nhau và cách thủ đô bằng một khu
vực rộng lớn lúc này đã nằm hoàn toàn dưới quyền kiểm soát của ông ta.

Đấy là tình hình vào tháng 1 năm 1781, khi một hải đoàn Pháp gồm 6

tàu chiến và 3 tàu khu trục xuất hiện ở bờ biển. Lúc đó hạm đội Anh dưới
quyền chỉ huy của Sir Edward Hughes đã đi Bombay. Hyder đề nghị vị chỉ
huy người Pháp là bá tước D’Orves giúp tấn công Cuddalore. Không có sự
hỗ trợ từ phía biển, lại còn bị vô số thổ dân bao vây, vị trí này chắc chắn sẽ
thất thủ. Nhưng D’Orves từ chối và lên đường quay lại Isle of France. Cũng
trong thời gian này, một trong những sĩ quan tài năng nhất của Anh ở Ấn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.