ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 472

báo cáo của phía Anh thì sự lộn xộn trong đội hình đã làm cho hai trong số
pháo hạm được trang bị 50 khẩu pháo của Anh không thể tham chiến – tình
hình thật nhục nhã đối với Johnstone, nhưng lại khẳng định sự tính toán của
Suffren trong việc tung ngay ra đòn tấn công. Nếu ông nhận được sự trợ
giúp mà đáng ra, theo cách nghĩ thông thường, ông có quyền hi vọng thì có
thể ông đã đánh tan được hải đoàn Anh; và nếu làm được như thế thì ông đã
cứu được mũi Hảo Vọng ngay ở vịnh Porto Praya. Vì vậy, không ngạc nhiên
khi triều đình Pháp – mặc cho chính sách trên biển truyền thống và những
khó khăn về ngoại giao do việc vi phạm vị trí trung lập của Bồ Đào Nha –
đã nhiệt liệt công nhận thái độ cứng rắn trong hành động của Suffren, một sự
cứng rắn hiếm thấy trong hàng ngũ các vị đô đốc của họ.

Một số người cho rằng, Suffren – người đã từng theo dõi những bước

đi thận trọng của D’Estaing ở Mỹ, và đã tham gia cuộc Chiến tranh Bảy năm
– quy cho sự thất bại của Pháp trong những trận hải chiến là do họ thích áp
dụng chiến thuật mà ông gọi một cách khôi hài là che đậy sự hèn nhát;
nhưng kết quả của trận đánh ở Porto Praya, tức là trận đánh phải thực hiện
mà chưa có sự chuẩn bị trước đã thuyết phục được ông rằng hệ thống và
phương pháp cũng có giá trị của

*

. Chắc chắn là sự phối hợp mang tính

chiến thuật của ông sau đó đã có trình độ cao hơn, nhất là trong những trận
đánh đầu tiên ở phương Đông (vì dường như trong những trận đánh sau đó
ông đã không áp dụng, đấy là vì những khó khăn do thái độ bất mãn và sai
lầm của các viên thuyền trưởng gây ra). Nhưng công lao to lớn của ông là ở
chỗ ông đã nhận thức được một cách rõ ràng rằng hạm đội Anh – một thành
tố của sức mạnh trên biển của Anh – là kẻ thù chính của Pháp, và vì vậy, cần
phải lao vào tấn công ngay khi lực lượng hai bên có vẻ tương đương. Không
những nhận thức được mức độ quan trọng của mục đích cuối cùng mà hành
động của hải quân Pháp phải hướng tới, ông còn nhận thức được một cách
rõ ràng rằng mục đích đó không thể đạt được bằng cách giữ gìn những con
tàu của mình mà bằng cách phá huỷ những con tàu của đối phương. Trong
mắt ông, tấn công, chứ không phải phòng thủ, là con đường dẫn tới sức
mạnh trên biển; và sức mạnh trên biển nghĩa là làm kiểm soát được các vấn
đề trên đất liền, ít nhất là ở những vùng cách xa châu Âu. Ông đã có đủ dũng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.