ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 473

khí để tiếp thu quan điểm này của nước Anh sau 40 năm phục vụ trong lực
lượng hải quân và theo đuổi hệ thống hoàn toàn ngược lại. Nhưng khi áp
dụng những quan điểm này vào thực tiễn, ông lại có một phương pháp mà ta
không thể tìm thấy ở bất cứ vị đô đốc Anh cùng thời nào – ngoại trừ, có thể
là Rodney – và với lòng nhiệt tình còn hơn cả Rodney. Nhưng hành động
của ông không chỉ là cảm hứng nhất thời mà là kết quả của những quan
điểm rõ ràng, đã được ông nhận thức và thể hiện trước đó. Lòng nhiệt tình là
bẩm sinh, nhưng hành động thì kiên trì tuân theo niềm tin mang tính trí tuệ.
Khi viết cho D’Estaing – sau khi không tiêu diệt được hải đoàn của
Barrington ở Santa Lucia – ông đã trách móc về việc thuyền của ông và
những thuyền khác – người được đưa từ đây lên đất liền để tấn công quân
Anh – chỉ có một nửa quân số:

“Mặc dù hai loạt đại bác hôm 15 tháng 12 không mang lại nhiều kết quả (bắn vào hải đoàn

của Barrington), và lực lượng lục quân cũng không gặp may, nhưng chúng ta vẫn hi vọng rằng

sẽ chiến thắng. Nhưng phương tiện duy nhất để chiến thắng là tấn công mãnh liệt vào hải đoàn

địch. Trước sức mạnh vượt trội của chúng ta lúc đó, họ đã không thể kháng cự được nữa, mặc

dù họ có những khẩu pháo trên đất liền, nhưng chúng sẽ bị vô hiệu hoá nếu chúng ta tiến sát

vào tàu địch hay thả neo ngay tại vị trí phao của họ. Nhưng nếu chúng ta chậm trễ, họ có thể

chạy trốn… Ngoài ra, hạm đội của chúng ta không đủ người, không thể đi cũng không thể

chiến đấu được, chuyện gì sẽ xảy ra nếu hạm đội của đô đốc Byron đến kịp? Những con tàu

vừa không có thuỷ thủ đoàn vừa không có đô đốc sẽ làm thế nào? Bại trận sẽ dẫn đến mất cả

quân đội lẫn thuộc địa. Nếu chúng tôi phá tan được hải đoàn này thì quân đội của họ – thiếu

thốn đủ thứ, lại ở trong một đất nước nghèo nàn – sẽ phải nhanh chóng đầu hàng. Lúc đó nếu

Byrton tới thì chúng ta sẽ vui mừng đón tiếp ông ta. Tôi nghĩ cần phải chỉ rõ ràng rằng, muốn

tấn công thì chúng ta phải có người và những kế hoạch đã được thoả thuận với những người

thực hiện.”

Suffren cũng phê phán D’Estaing vì sau trận đánh ở Grenada ông này

đã không bắt được 4 chiếc tàu đã bị thương của hải đoàn do Byron chỉ huy.

Do một loạt rủi ro xảy ra cùng lúc, trận tấn công ở Porto Praya đã

không tạo được kết quả quyết định như nó xứng đáng đạt được. Thiếu tướng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.