của phía Pháp và dưới quyền chỉ huy của một người tài giỏi và nhiệt tình
như Suffren mà hải đoàn Anh, theo lời của chính họ là “vẫn còn tồn tại”,
không những thế lại không bị mất một con tàu nào. Kết luận duy nhất có thể
rút ra là, nói như một người cầm bút người Pháp, “số lượng chẳng còn tác
dụng khi chất lượng quá kém”
. Do sự bất tài hay thái độ bất mãn không
phải là điều quan trọng.
Sự bất tài của các viên thuyền trưởng trên chiến trường không ảnh
hưởng tới diễn biến của toàn bộ chiến dịch, ở đây phẩm chất của người tổng
chỉ huy là tất cả.
Trận đánh ngày 17 kéo dài suốt 2 tiếng đồng hồ, và chỉ kết thúc khi gió
đổi chiều sang hướng đông nam. Quân Anh lúc đó ở trên chiều gió và 6 tàu
trong hàng tiền quân có thể tham chiến. Lúc 6 giờ 30, Suffren cho hải đoàn
chuyển hướng để gió thổi vào mạn phải và đi về hướng đông bắc, trong khi
Hughes đi về hướng nam bằng những chiếc buồm con. Một viên thuyền
trưởng của hải quân Pháp, ông Chevalier, nói rằng Suffren có ý định tái
chiến vào ngày hôm sau. Trong trường hợp như thế, ông phải có biện pháp
để giữ khoảng cách có thể tiếp cận với hải đoàn địch, chiến thuật của
Hughes: không đánh khi chưa có lợi thế nào đó, vì có thể giả định rằng
Exeter đã mất khả năng chiến đấu vì bị quá nhiều địch quân tấn công. Điều
này rõ ràng đến mức có thể giả định thêm rằng Suffren – sau khi thấy tình
hình của hạm đội và hành động sai lầm của các sĩ quan dưới quyền – cũng
có đầy đủ lí do để không tái chiến nữa. Sáng hôm sau, hai hải đoàn đã không
còn nhìn thấy nhau nữa. Gió bắc vẫn tiếp tục và 2 tàu bị hỏng nặng đã buộc
Hughes phải vào Trincomalee, hải cảng được bảo vệ an toàn này sẽ giúp ông
tiến hành sửa chữa đoàn tàu của mình. Trong khi đó, vì lo lắng cho đoàn tàu
vận tải nên Suffren đã vào Pondicherry, cả đoàn cùng thả neo ở đây. Ông
muốn tấn công Negapatam, nhưng viên chỉ huy lực lượng bộ binh lại muốn
đánh Cuddalore. Sau khi thảo luận và thoả thuận với Hyder Ali, đoàn quân
đổ bộ lên phía nam Porto Novo và tiến về Cuddalore. Khu vực này bị bao
vây vào ngày 4 tháng 4.