đó – giữa biết bao nhiêu trở ngại – cùng với khả năng nhìn xa trông rộng, là
những phẩm chất làm cho Suffren khác biệt hẳn với những vị chỉ huy hải
quân khác của Pháp – những người dũng cảm chẳng kém gì ông nhưng lại bị
truyền thống và nhận thức mục tiêu sai lầm trói buộc.
Trong khi đó, sau khi dựng được cột buồm tạm cho Monmouth, Hughes
đưa hải đoàn của mình vào Trincomalee. Hải đoàn tiến hành sửa chữa và
đưa người ốm lên bờ, nhưng rõ ràng – như đã được nói tới trước đây – người
Anh chiếm được hải cảng này chưa lâu, chưa đủ thời gian để biến nó thành
quân xưởng hay cảng cung cấp, vì ông viết: “Tôi sẽ làm lại cột buồm cho
Monmouth từ kho phụ lùng của mấy con tàu khác”. Mặc dù vậy, nguồn lực
của ông vẫn dồi dào hơn đối thủ. Trong thời gian, khi mà Suffren ở
Tranquebar nhằm ngăn chặn tuyến đương giao thông của Anh giữa Madras
và Trincomalee thì Hughes vẫn bình thản thả neo trong cảng Trincomalee và
chỉ lên đường đi Negapatam vào ngày 23 tháng 6, tức là một ngày sau khi
Suffren đã đến Cuddalore. Như vậy, hai hải đoàn lại một lần nữa tiến gần
đến nhau, và Suffren vội vàng chuẩn bị tấn công ngay khi nghe tin kẻ thù đã
ở địa điểm mà ông có thể tiếp cận. Hughes cũng sẵn sàng chờ đợi.
Nhưng trước khi nhổ neo, Suffren còn kịp viết về nhà như sau: “Từ
ngày đến Ceylon, một phần do sự giúp đỡ của người Hà Lan, phần khác do
chiến lợi phẩm mà chúng ta thu được, hải đoàn đã dự trữ được cho chuyến
đi dài 6 tháng, riêng về bột mì và gạo thì tôi bảo đảm đủ dùng trong một
năm”. Đây đúng là thành tích đáng tự hào. Không có cảng, nguồn lực cực kì
giới hạn, nhưng vị chỉ huy người Pháp đã có kho dự trữ tốt hơn đối thủ,
được trang bị cả tàu vận tải lẫn tàu buôn, có kết quả như thế là do sáng kiến
của chính ông, cũng như hoạt động của những con tàu tuần tiễu được ông
khuyến khích. Nhưng ông chỉ có hai chiếc tàu khu trục, loại tàu mà đô đốc
phải dựa vào trong cuộc chiến tranh cướp bóc đó. Ngày 23 tháng 3, cả lương
thực lẫn các đồ dự trự khác đã gần như cạn kiệt. Toàn bộ dự trữ của ông lúc
đó chỉ có 6.000 đô la, và lương thực thực phẩm trên những con tàu mà ông
hộ tống, ông đã phải chiến đấu kiên cường, mất rất nhiều người và thiết bị
chằng buộc cũng như đạn dược. Sau trận đánh ngày 12 tháng 4, ông chỉ còn