ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 501

cao như thế. Trong các tài liệu lịch sử hải quân, người ta không thể tìm thấy
trường hợp nào hào hùng hơn cuộc chiến đấu tuyệt vọng nhưng cũng rất hữu
dụng như cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù đông hơn về quân số của con tàu
mang tên Monmouth, vào ngày 12 tháng 4, và con tàu mang tên Exeter vào
ngày 17 tháng 2. Có một chi tiết nói về con tàu Exeter đáng được dẫn ra ở
đây: “Vào lúc trận đánh sắp kết thúc, khi Exeter đã bị hư hỏng nặng, một
viên sĩ quan tới gặp thiếu tướng King để hỏi xem phải làm gì với con tàu, vì
hai chiếc tàu địch lại đang lao xuống. Vị thiếu tướng đã trả lời một cách
ngắn gọn: ‘Không phải làm gì hết, chiến đấu cho đến khi tàu chìm hẳn’”

*

.

Con tàu này đã được cứu.

Suffren thì ngược lại, lúc đó ông đã không thể chịu đựng nổi những

hành động sai trái của các viên thuyền trưởng của mình nữa. Cillart bị đưa
về nhà, ngoài ông này ra còn có hai người thân cận với những nhân vật có
thế lực, trong đó một người còn có họ hàng với Suffren, đã bị cách chức. Dù
đây là hành động cần thiết và phù hợp, nhưng ngoài Suffren ra, ít người dám
làm như thế, vì ông biết rằng lúc bấy giờ ông mới là thuyền trưởng mà ngay
cả các vị đô đốc cũng không được làm như thế với các sĩ quan dưới quyền.
“Thưa Đức ông, Ngài có thể bực mình”, ông viết, “là tôi đã không nghiêm
khắc ngay từ trước. Nhưng xin Ngài nhớ rằng, luật lệ không cho ngay cả sĩ
quan cấp tướng quyền làm thế, mà tôi thì không phải là sĩ quan cấp đó.”

Nghị lực và khả năng quân sự vượt trội của Suffren bắt đầu có ảnh

hưởng một cách rõ rệt đến kết quả các trận đánh của ông với Hughes ngay
sau trận giao chiến vào ngày 6 tháng 6. Trận chiến diễn ra khốc liệt, nhưng
phẩm chất của người lính bắt đầu được thể hiện và nhất định phải được thể
hiện. Trong trận đánh này, thiệt hại về người là 3 trên 1 – lợi thế nghiêng về
phía Anh. Nhưng mặt khác, quân Anh lại bị thiệt hại nhiều hơn về buồm và
cột buồm, tức là chịu thiệt hại hơn về khả năng di chuyển. Buổi tối, cả hai
hải đoàn đều thả neo, hải đoàn Anh đậu gần Negapatam, còn hải đoàn Pháp
thì đậu ở vị trí dưới chiều gió bên ngoài Cuddalore. Ngày 18 tháng 7,
Suffren lại đã sẵn sàng ra khơi. Trong khi đó, cũng ngày hôm ấy, Hughes
mới quyết định đi về Madras để làm nốt công việc sửa chữa. Suffren phải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.