ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 53

vào năm 1851, một người có danh vọng ở đó đã dành cho tôi vinh dự khi hỏi
ý kiến của tôi về việc liệu những cải tiến súng ống vừa qua có tạo ra những
thay đổi lớn trong cách thức tiến hành chiến tranh hay không. Tôi trả lời
rằng, chúng có thể có ảnh hưởng đối với các chi tiết chiến thuật, nhưng
trong những chiến dịch có tính chiến lược lớn lao và những trận đánh phối
hợp trên những địa bàn rộng lớn thì chiến thắng, bây giờ cũng như mãi mãi,
sẽ là kết quả của việc áp dụng những nguyên lí đã từng đưa đến chiến thắng
của những người cầm quân vĩ đại thuộc mọi thời đại. Đó là nguyên lí của
Alexander và Ceasar, cũng như của Frederick và Napoleon.” Đối với hải
quân, việc nghiên cứu các nguyên lí này còn quan trọng hơn trước kia vì tàu
chạy bằng hơi nước hiện đại có khả năng di chuyển nhanh và ổn định. Kế
hoạch tốt nhất có thể thất bại vì thời tiết, đó là nói trong thời đại thuyền
galley và thuyền buồm, bây giờ khó khăn như thế đã không còn. Những
nguyên lí làm kim chỉ nam cho những chiến dịch phối hợp tác chiến của
những lực lượng hải quân lớn từng được áp dụng cho mọi thời đại và được
rút ra từ lịch sử; nhưng sức mạnh, giúp ta không cần chú ý nhiều tới thời
tiết, lại mới chỉ được phát hiện trong thời gian gần đây mà thôi.

Những định nghĩa người ta gán cho từ “chiến lược” thường gắn nó với

sự phối hợp của lực lượng quân sự bao trùm lên một hoặc một vài vùng
chiến sự, độc lập hay phụ thuộc vào nhau, nhưng bao giờ cũng được coi là
những tình huống thực tế hoặc trực tiếp của chiến tranh. Nhưng định nghĩa
này có thể chỉ đúng đối với lực lượng bộ binh mà thôi, một tác giả người
Pháp gần đây đã nói rất đúng rằng nếu đem áp dụng cho chiến lược của hải
quân thì định nghĩa đó tỏ ra quá hẹp. “Chiến lược của hải quân”, ông nói,
“khác với chiến lược của bộ binh ở chỗ nó cần cho cả thời bình lẫn thời
chiến. Trên thực tế, trong thời bình nó có thể giành được chiến thắng quyết
định bằng cách chiếm lấy những vị trí có lợi nhất ở một quốc gia – mua hoặc
thông qua hiệp ước – mà chiến tranh chưa chắc đã chiếm được. Nó dạy ta
cách sử dụng tất cả mọi cơ hội để có thể đặt chân lên một địa điểm được lựa
chọn trên bờ biển và biến khu vực ban đầu chỉ là nơi đóng quân tạm thời
thành khu vực chiếm đóng vô thời hạn.” Một thế hệ đã chứng kiến nước
Anh trong vòng mười năm lần lượt chiếm được Cyprus và Ai Cập bằng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.