vũ trang của mình tiếp cận với những vị trí quân sự và thương mại quan
trọng, nhưng lại không được bảo vệ một cách cần thiết.
Quan điểm của Pháp và Tây Ban Nha phức tạp hơn. Sự khích lệ về mặt
đạo đức của kẻ thù truyền kiếp và ước muốn báo thù cho quá khứ, cũng như
thiện cảm của các phòng trà (salons) và triết gia Pháp đối với cuộc đấu tranh
vì tự do của những người định cư, chắc chắn có sức nặng đáng kể trong việc
quyết định can thiệp. Nhưng dù khía cạnh tình cảm có ảnh hưởng thế nào
đối với hành động của các dân tộc thì người ta cũng chỉ thảo luận và đánh
giá những phương diện hữu hình, nhằm thực hiện mục đích mà thôi. Pháp có
thể muốn giành lại những thuộc địa ở Bắc Mỹ, nhưng những người định cư
lúc đó vẫn còn nhớ rõ những cuộc đàn áp trước đây nên họ khó có thể chấp
thuận bất kì mong muốn nào như vậy đối với Canada. Sự ngờ vực truyền
kiếp đối với nước Pháp của những người Mỹ thời Cách mạng, tuy có bị lòng
biết ơn vì sự đồng cảm và giúp đỡ đầy hiệu quả làm lu mờ, nhưng người ta
đã nhận thức được và Pháp cảm thấy rằng khuấy động lại những đòi hỏi đó
có thể khuyến khích người dân của cùng một sắc tộc vừa mới bị chia tách
giảng hoà với nhau – nhờ những nhượng bộ hợp lí từ phía Anh, một sự
nhượng bộ mà những đảng phái đầy sức mạnh và có tầm nhìn xa luôn luôn
ủng hộ. Vì vậy, Pháp không thể hiện, cũng có thể họ không nghĩ đến mục
tiêu này. Ngược lại, Pháp chính thức từ bỏ mọi đòi hỏi đối với bất kì khu
vực nào trên lục địa mà lúc đó còn nằm dưới hoặc vừa thoát khỏi quyền lực
của hoàng gia Anh, nhưng họ cũng tuyên bố là có toàn quyền hành động
nhằm chinh phục và duy trì quyền cai trị đối với bất kì hòn đảo nào ở Tây
Ấn, các thuộc địa khác của Anh đương nhiên cũng có thể bị họ tấn công.
Bởi vậy, mục tiêu chủ yếu Pháp hướng tới là: khu vực Tây Ấn thuộc Anh và
kiểm soát Ấn Độ, lúc đó đã rơi vào tay Anh, và giữ vững quyền độc lập của
Mỹ, sau khi đã thực hiện những chiến thuật vu hồi có lợi cho nước này. Với
chính sách chỉ buôn bán với những đối tác được chọn lựa đặc trưng của thời
đó, việc mất những thuộc địa quan trọng này sẽ làm suy giảm sức mạnh của
nền ngoại thương, sự phồn vinh của nước Anh phụ thuộc vào nó – tức là sẽ
làm cho Anh yếu đi, còn Pháp thì mạnh thêm. Trên thực tế, có thể nói cuộc
chiến tranh giành ngôi bá chú là động cơ hành động của Pháp, tất cả các