động cuộc chiến trên bộ nhằm chống lại Pháp, như họ đã thể hiện, họ chỉ
còn hi vọng duy nhất là tìm và đánh bại hải quân đối phương mà thôi. Chắc
chắn nhất là tìm họ ngay ở cảng chính quốc, dễ gặp nhất là ngay sau khi họ
rời cảng. Điều đó đã quyết định chính sách của Anh trong những cuộc chiến
tranh chống lại Napoleon, đó là lúc tinh thần của hải quân lên cao đến mức
họ dám đưa lực lượng yếu hơn ra đương đầu với những mối hiểm nguy của
biển cả và lực lượng tàu chiến vừa đông hơn về số lượng, vừa được trang bị
tốt hơn, lại đang thả neo ngay trong hải cảng của mình. Đối đầu với hai mối
hiểm nguy, nhưng thuận lợi vì thế cũng gia căng gấp đôi: lúc nào đối
phương cũng ở trước mắt và cuộc sống an nhàn ở cảng làm nhụt ý chí của
quân thù, trong khi sĩ quan và thuỷ thủ của họ được tôi luyện qua chuyến hải
hành đầy gian khổ, lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu. “Chúng ta không có lí
do sợ hãi trước sự xuất hiện của hải đoàn Anh. Tàu trang bị 74 khẩu pháo
của họ không có được 500 người trên boong, họ bị kiệt sức sau 2 năm đi
đường”
, đô đốc Villeneuve tuyên bố – thực ra là ông ta nhắc lại lời của
Hoàng đế – vào năm 1805 như thế. Một tháng sau ông viết: “Ở cảng, hải
đoàn Toulon trông rất bắt mắt, thuỷ thủ đoàn ăn mặc đẹp và được huấn
luyện tốt, nhưng khi bão vừa nổi lên tất cả đều thay đổi. Họ chưa được huấn
luyện trong bão tố”
. “Hoàng đế”, ông Nelson nói, “bây giờ thấy rằng, đó là
nói nếu các vị Hoàng đế nghe được sự thật, chỉ trong một đêm hạm đội của
Ngài đã bị thiệt hại nhiều hơn thiệt hại của chúng ta suốt cả năm trời… Các
vị này chưa quen với bão tố, còn chúng ta đã chống chọi với nó suốt 21
tháng mà không mất một cột buồm hay trục cánh buồm nào”
. Nhưng phải
công nhận rằng, cả người và thuyền bè đều phải trải qua những căng thẳng
quá sức, chính vì vậy nhiều sĩ quan Anh đã lấy cớ hỏng hóc để phản đối việc
để cho hạm đội di chuyển trong khu vực gần bờ của đối phương. “Mỗi trận
bão mà chúng ta chịu đựng”, ông Collingwood viết, “lại khiến cho đất nước
mất an toàn hơn. Chuyển đi vừa rồi đã loại khỏi vòng chiến 5 con tàu lớn và
sau đó lại thêm 2 chiếc nữa; một số tàu phải đưa lên ụ”. “Tôi hầu như không
biết đến nghỉ ngơi là gì suốt 2 tháng qua”, ông viết tiếp, “tôi có cảm giác
rằng chuyến hải hành liên miên này vượt quá sức chịu đựng của con người.
Calder kiệt sức, lang thang như một cái bóng, suy sụp hoàn toàn, người ta