ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 72

Khi biển không chỉ là biên giới hay phương tiện bảo vệ mà còn chia đất

nước thành hai hoặc nhiều phần thì việc kiểm soát mặt biển không chỉ là
mong muốn mà còn là yêu cầu sống còn. Điều kiện địa lí như thế hoặc tạo
điều kiện cho sự hình thành và củng cố sức mạnh trên biển hoặc sẽ khiến
cho đất nước trở nên bất lực. Vương quốc Italy hiện nay – với hai hòn đảo là
Sardinia và Sicily – đúng là đang nằm trong những điều kiện như thế. Và vì
vậy, ngay từ những ngày đầu lập quốc và còn gặp nhiều khó khăn về tài
chính, nước này đã có những cố gắng rất lớn và rất thông minh trong việc
thành lập lực lượng hải quân. Như đã nói ở trên, nếu có lực lượng hải quân
mạnh hơn hẳn quân địch thì căn cứ trên đảo sẽ có lợi hơn căn cứ trên đất
liền. Vì sự mất an toàn của đường giao thông trên bán đảo, như đã chỉ ra ở
trên, có thể tạo ra những rắc rối nghiêm trọng cho quân đội xâm lược, vừa bị
dân chúng có thái độ thù nghịch bao vây, vừa bị đe doạ từ phía biển.

Biển Ireland, chia cắt các hòn đảo của nước Anh, giống như một cửa

sông. Nhưng lịch sử cũng cho thấy nó cũng tiềm ẩn nhiều hiểm nguy đối với
vương quốc Anh. Dưới thời Luise XIV khi hải quân Pháp có sức mạnh gần
tương đương với liên quân Anh và Hà Lan, ở Ireland đã xảy ra những rắc rối
cực kì nghiêm trọng, và hòn đảo này gần như hoàn toàn rơi vào tay người
Pháp và thổ dân ở đấy. Tuy nhiên, biển Ireland là mối nguy đối với nước
Anh – điểm bất lợi trên con đường giao thông của họ – chứ không phải
thuận lợi đối với nước Pháp. Nước Pháp không dám đưa chiến thuyền lớn
đến vùng nước hẹp này và phải đưa quân đổ bộ đến các hải cảng ở bờ Nam
và bờ Tây. Trong giờ phút quyết định, hạm đội lớn của Pháp được đưa đến
bờ biển phía nam của nước Anh, và đánh tan quân Đồng Minh ở đấy. Cùng
thời gian đó, 25 tàu khu trục nhỏ được đưa đến kênh st. George nhằm tấn
công đường giao thông của Anh. Bị dân chúng có thái độ thù nghịch bao
vây, quân Anh ở Ireland rơi vào tình trạng hiểm nghèo, nhưng đã thoát nạn
nhờ trận đánh ở Boyne và vụ đào tẩu của James II. Hành động tấn công
đường giao thông của quân địch là một hành động hoàn toàn có tính chiến
lược và hiện nay là nguy cơ đối với nước Anh, cũng như đã từng xảy ra vào
năm 1690 vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.