ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 73

Trong cùng thế kỉ đó, Tây Ban Nha cũng cung cấp cho chúng ta một

bài học ấn tượng nữa về yếu điểm của đất nước khi bị biển chia cắt, nhưng
các khu vực lại không được lực lượng hùng hậu trên biển liên kết với nhau
để bảo vệ. Lúc đó, Tây Ban Nha vẫn còn giữ được Netherlands (nay là nước
Bỉ), Sicily và những thuộc địa khác của Italy, chưa nói đến các thuộc địa
rộng lớn của nước này ở Tân Thế Giới. Nhưng lúc đó sức mạnh trên biển
của Tây Ban Nha đã suy yếu đến mức một tác giả người Hà Lan được tiếng
là nghiêm lúc và thạo tin đã viết: “Dọc bờ biển Tây Ban Nha chỉ có mấy
chiếc tàu Hà Lan mà thôi. Từ thời hoà bình năm 1648, tàu và thuỷ thủ của
họ ít đến mức họ bắt đầu thuê tàu của chúng ta để đi Ấn Độ, trong khi trước
đây họ từng tìm mọi cách không cho người nước ngoài nào bén mảng tới…
Rõ ràng là”, ông viết tiếp, “Tây Ấn là cái dạ dày của Tây Ban Nha (hầu như
tất cả các nguồn thu đều nằm ở đây), cần phải được nối với đầu bằng lực
lượng trên biển. Naples và Netherlands lại như hai cánh tay, nếu không có
đường biển thì cũng chẳng cung cấp hoặc nhận được gì từ Tây Ban Nha –
trong thời bình, tất cả những việc này đều có thể được thực hiện bằng đường
biển một cách dễ dàng, nhưng trong thời chiến nó cũng dễ dàng tạo ra khó
khăn”. Nửa thế kỉ trước, Sully, một vị quan đầu triều của Henry IV, đã mô tả
Tây Ban Nha như sau: “Đó là một trong những quốc gia có tứ chi rất phát
triển, nhưng tim thì lại vô cùng yếu”. Từ đó đến nay, hải quân Tây Ban Nha
không chỉ bị làm nhục mà còn bị tan rã, không chỉ gặp thảm hoạ mà còn bị
xoá sổ. Kết quả là, ngành vận tải biển mất đi và cùng với nó là các ngành
công nghiệp cũng bị xoá sổ. Chính phủ không dựa vào nền thương mại và
công nghiệp lành mạnh, phát triển rộng khắp và có thể sống sót sau những
đòn choáng váng mà lại dựa vào số bạc ít ỏi được vận chuyển từ Mỹ về,
những con tàu vận tài này dễ dàng và thường xuyên bị tàu chiến địch ngăn
chặn. Chỉ cần mất năm sáu chiếc thuyền lớn là đất nước đã tê liệt cả năm.
Trong thời gian chiến tranh với Hà Lan, do người Hà Lan kiểm soát được
mặt biển nên Tây Ban Nha buộc phải đưa quân tới đó bằng đường bộ, so với
đường biển thì vừa lâu vừa tốn kém hơn rất nhiều. Việc Hà Lan kiểm soát
được mặt biển đã đẩy Tây Ban Nha vào tình trạng khó khăn đến nỗi theo
thoả thuận – hiện nay được coi là kì quặc – tàu Hà Lan sẽ vận tải lương thực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.