đúng đắn của những kết luận của Mahan là không thể bác bỏ được. Đáng
tiếc là trong giai đoạn đấu tranh với Chủ nghĩa Thế giới (Cosmopolitism)
trong giới quân sự cao cấp của hải quân Liên Xô, người ta cho rằng Nelson
chẳng có đóng góp gì mới vào nghệ thuật quân sự. Quan điểm đó đã gây tác
hại to lớn đối với quá trình phát triển của khoa học hải quân đất nước chúng
ta. Dưới áp lực của ban lãnh đạo cao cấp hải quân, người ta đã loại khái
niệm “lí thuyết về chiến lược hải quân” ra khỏi nghệ thuật hải chiến và thay
phạm trù quan trọng bậc nhất này bằng khái niệm “sử dụng theo lối chiến
lược hải quân”. Sự thay thế đó là bằng chứng về tình trạng nghèo nàn của tư
duy hải chiến. Rõ ràng là, “sử dụng theo lối chiến lược hải quân” – là hành
động phù hợp với lí thuyết mà nay đã “không còn”.
Trong công trình của mình, Mahan đã trình bày cho ta cách hiểu nhiều
phạm trù của nghệ thuật hải chiến. Ví dụ, trong sách báo viết về hải quân
của nước ta, trận đánh ở Navarino, diễn ra vào năm 1827 giữa liên quân
Anh-Pháp-Nga và liên quân Thổ Nhĩ Kì-Ai Cập, được mô tả đến từng tiểu
tiết. Hầu như cuốn sách nào viết về lịch sử cũng đều mô tả trận đánh này.
Nhưng về những bài học lịch sử được rút ra từ trận đánh này, cần phải ghi
nhận như sau: nhấn mạnh không đúng chỗ, trận đánh không được đánh giá
chính xác về mặt chiến lược. Lần đầu tiên tôi đưa ra đánh giá của mình trên
bình diện chiến lược là tại hội thảo quốc tế “Người Hi Lạp trong lịch sử hải
quân Nga”, diễn ra ở Saint-Peterburg trong các ngày 15 và 16 tháng 4 năm
1999. Tôi cho rằng, kết quả của trận đánh ảnh hưởng không chỉ đối với
phong trào giải phóng của Hi Lạp mà còn ảnh hưởng đến chính sách của
Nga ở cận Đông, ảnh hưởng tới quan hệ của nước ta với Anh và Pháp,
những nước hoàn toàn không muốn chứng kiến thất bại của hải quân Thổ
Nhĩ Kì ở Navarino, vì nó giúp tăng cường đáng kể vị trí của Nga. Không
phải vô tình mà người Anh gọi thất bại ở Navarino là “bất ngờ”.
Nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đánh giá quá cao thất bại
của Thổ Nhĩ Kì ở Navarino, họ coi nó là đỉnh điểm của phong trào giải
phóng dân tộc của Hi Lạp. Nhưng sau Navarino, cuộc chiến vì nền độc lập
của Hi Lạp còn kéo dài thêm 2 năm nữa (Hiệp ước hoà bình Adriapolsky chỉ