ANH LÀ AI? - Trang 56

ông đã có vẻ khá mệt mỏi.
Chuyện trò lung tung, vui vẻ một lúc, ông bỗng chép miệng nói:
- Cũng may, chú về đây dịp này, tôi còn ở đây, dăm ba tháng nữa, thì tôi đã đi nơi khác rồi.
- Sao vậy? – Mẫn ngạc nhiên.
- Tôi vừa xin nghỉ hưu!
- Nghỉ hưu? Bác mới 58, còn khỏe mạnh mà!
Ông thở dài lắc đầu. Rồi tâm sự:
- Chú nói đúng, bình thường ra, tôi cũng còn phục vụ được ít năm nữa. Tổ chức cũng chưa thấy nhắc nhở gì
đến chuyện nghỉ. Nhưng tôi chủ động xin nghỉ, chú ạ. Chú là anh em quen biết cũ, tôi không giấu chú làm gì, tôi
ớn lắm rồi. Tôi quá ớn. Tôi xin nghỉ, để Đảng hiểu tôi, tổ chức hiểu cho tôi là: Ba Tín này đã tận tụy, hiến dâng
cả cuộc đời mình cho cách mạng, vào sống ra chết đã bao lần, hết chống Pháp rồi chống Mỹ, lúc lăn lộn ở hỏa
tuyến lúc âm thầm hoạt động trong bóng tối, xây dựng lòng dân, xây dựng chỗ dựa vững bền cho cách mạng…
Nay đã 58 tuổi vẫn còn phải vất vả gánh vác nhiệm vụ trên mặt trận mới, xây dựng kinh tế cho quân đội, và cũng
là cho cả đất nước. Như vậy tưởng rằng ai ai cũng ủng hộ, cũng giúp đỡ cho mình hoàn thành công việc. Nào ngờ
lại có những tụi xấu. Chúng đố kỵ, chúng ganh ghét. Chúng luôn luôn tìm mọi cách gièm pha, thậm chí xuyên tạc
vu khống. Thôi thì đủ chuyện. Rồi tôi sẽ nói chú nghe. Đã vậy mấy ông tỉnh mấy ông khu lại hình như cũng tin
những lời xuyên tạc, vu khống ấy. Vì vậy tôi mới ớn, ớn lắm! Thôi thì nghỉ luôn cho khỏe. Và, như tôi đã nói với
chú, để cho Đảng, cho tổ chức hiểu tôi, hiểu là Ba Tín này không bao giờ làm bậy, Ba Tín này bao giờ cũng chỉ
muốn cố gắng hết mình để làm cho Đảng, cho cách mạng mà thôi…
Mẫn ngồi nghe tất cả với sự chăm chú của mình, và trong lúc nghe ông giả bày, trong đầu anh lại cứ vang vọng
trở lại những mẩu chuyện đứt nối nghe được ở xe lam lúc nãy. Vậy sự thực là ở đâu? Và cuộc “rút lui” này của
ông có phải đơn thuần chỉ là do sự bực tức vì oan ức, và để mặc cả với tổ chức? Hay đấy thực sự là một cuộc
chạy trốn khéo trong danh dự?
Buổi chiều, anh thiết tha đề nghị, cho anh được đi xem các cơ sở sản xuất. Ông nói mình hơi mệt, nhưng vì quý
bạn trẻ cũ, ông nhận lời và trực tiếp cầm lại một chiếc xe gip Mỹ đưa Mẫn đi tham quan.
- Ở đây có cả công nhân viên ư? – Mẫn hỏi.
- Phải, tôi cho tuyển dụng cả công nhân viên chủ yếu là lấy người có kỹ thuật. Bộ đội ta chỉ có sức lao động,
nhưng không có kỹ thuật. Tôi cũng lấy cả một số dân nghèo. Một vấn đề nhân đạo và chính sách đấy chú ạ!
- Tôi không thấy kỹ sư Lâm Văn Âu đâu cả? – Mẫn hỏi.
- À, cha ấy đi Sài Gòn. Cha ấy nóng nổi tiếng. Ấy chính hắn huy động quân ra đòi công an huyện phải trả hai
người của đơn vị bị bắt vì nghi là mang tôm ăn cắp của Nhà nước ra thành phố Hồ Chí Minh bán. Nóng đã là một
chuyện, hắn còn ức vì nhiều chuyện khác, trong đó có chuyện hắn nghe được một người quen bên thị ủy cho biết:
công an còn nghi cả đơn vị chúng tôi bán bãi cho tũi vượt biển…
Trước khi về đây Mẫn cũng đã được Võ Trần cho biết việc xảy ra năm ngoái. Công an bảo là đã vồ hụt một bọn
vượt biển ở đầu bãi của Đoàn 123. Vồ hụt vì tự vệ của đơn vị đã báo động khéo cho tụi vượt biển và còn ngăn
cản khéo không cho công an vi phạm “lãnh thổ” của đơn vị. Đoàn 123 kịch liệt phản kháng. Cũng có nhiều người
ngoài dân cho rằng công an ghen ăn với 123 nên gây chuyện.
- Lâm Văn Âu trước ở đâu về đây bác?
- Học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Học đại học thủy sản. Được sang Liên Xô, vô Nam từ 1973, trước giải
phóng tham gia ban kinh tế tỉnh này.
- Hôm xô xát bác có biết không?
Ông Ba ngập ngừng một lát:
- Biết! Nhưng là sau đó.
- Không có lệnh bác, Lâm Văn Âu đâu dám xuất quân?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.