Có một người nữa đến cùng bọn họ nhưng những lời đồn về
người này rất nhiều, tóm gọn là có hai giả thuyết: thị vệ tùy tùng
hoặc là huynh đệ bạn hữu.
Một, giả thuyết là “thị vệ tùy tùng” cho rằng người thị vệ này
chính là tổ tiên của Trình gia. Công chúa cùng phò mã không có đời
sau, vì vậy đời sau của người thị vệ đã xây dựng nên đền thờ thờ
bọn họ. Do người thị vệ luôn yêu mến công chúa cho nên cây đậu đỏ
kia là do anh ta đích thân trồng sau khi công chúa qua đời. Lúc lâm
chung, anh ta còn yêu cầu con cháu mình chôn bản thân bên cạnh
cây đậu.
Hai, phía “huynh đệ bạn hữu” thì cho rằng người cùng ẩn cư với
công chúa phò mã là huynh đệ hoặc bạn hữu. Người này có một
người trong lòng khác, có lẽ vào lúc đó người nọ đã chết, thế nên
người này mới trồng cây đậu để gửi gắm nỗi nhớ, sau khi chết thì
chôn tại đó. Còn đống đổ nát cạnh cây đậu đỏ chính là đền thờ mà
công chúa phò mã xây cho anh ta.
Cả hai cách giải thích đều có điểm hợp lý và điểm sơ hở của
chúng. Cách thứ nhất đã giải thích được sự xuất hiện của nhà họ
Trình, nhưng lại không giải thích được vì sao nhà họ Trình không
gìn giữ cho tốt đền thờ nhà mình mà lại để nó thành đống đổ nát.
Cách thứ hai nghe thì có vẻ xuôi tai, nhưng vậy thì cái đền thờ công
chúa phò mã là ai dựng? Nhà họ Trình sao lại xuất hiện ở chốn này?
Thậm chí hàng năm còn tổ chức việc cúng tế cho đền công chúa phò
mã.
Hoàng hôn, khi Viên Viên ngồi xe trở về trung tâm thì bỗng nhớ
ra phò mã họ Phó, Phó Bắc Thần cũng họ Phó - Chắc anh ấy không
phải đời sau của phò mã chứ?
“Nếu đúng là thế thật thì anh là hậu duệ quý tộc rồi.” Viên Viên
không khỏi bật cười, sau đó vỗ vỗ hai cái lên mặt, lẩm bà lẩm bẩm:
“Thôi, không nghĩ đến anh ấy nữa, nghĩ về công việc, công việc!
Trang đầu tiên viết về công chúa phò mã đi, tài liệu lịch sử cũng
nhiều.”
***