ANH LUÔN Ở BÊN EM - Trang 94

Nói chuyện mới biết Viên Viên đã tốt nghiệp nên ông liền hỏi về

công việc của cô. Cô nói mình làm ở một toà soạn, còn bảo công việc

này là nhờ Trình Thắng Hoa giới thiệu cho. Xét về thứ bậc thì Trình

Thắng Hoa là cháu của Trình Kiến Lâm. Khi nhắc tới người cháu

này, vẻ mặt Trình Kiến Lâm đầy tự hào. Năm đó cụ Trình Bạch là

Trình Khiêm xuất thân từ làng Công Chúa, trình độ y thuật cao, còn

từng vào cung làm Ngự y cuối thời Thanh. Trong khoảng thời gian

ông làm Ngự y, ông còn được vua Quang Tự ban thưởng cho bức

hoành “Công đồng lương tướng” (VD: công lao cứu người của thầy

thuốc bằng với công của một vị tướng). Chẳng phải có câu “Nếu

không làm lương tướng thì làm lương y” sao? Tấm biển vàng vua

ban khiến nhà Trình Thắng Hoa được xem như một họ xuất chúng

tại thị trấn Ngọc Khê tầng tầng lớp lớp người tài.

Về phần Viên Viên, với chuyện cô và Trình Bạch là cùng một nhà

khoảng năm trăm năm trước thì cô từng cảm thấy vui mừng, nhưng

hiện tại phần đa cô chỉ than ngắn thở dài.

“Nghe nói con trai Thắng Hoa giờ cũng là bác sỹ?”

“Vâng. Nhưng anh ấy học thuốc tây.”

Trình Kiến Lâm đến tuổi này chỉ cần bắt đầu nói là nói mãi không

ngừng. Ban đầu Viên Viên chỉ nói cùng ông, sau cứ nói chuyện mãi,

cô bỗng dưng nhớ ra một chuyện.

“Ông ơi, ngày trước nhà cháu có một cái bình sứ tổ tông truyền

lại, sau chẳng thấy nữa. Chuyện này ông biết không?”

“Tất nhiên là biết.”

“Bà nội cháu nói vì cháu là con gái không kéo dài hương khói nhà

họ Trình được nên không thể giữ nổi cái bình quý mà tổ tiên để lại,

bị tổ tiên lấy đi rồi...” Cô vừa nói vừa nhìn ông, “Ông cũng nghĩ như

vậy ạ?”

“Nhóc con, học bao nhiêu năm thế rồi mà chuyện này còn phải

hỏi ông?” Giọng Trình Kiến Lâm hiền từ, “Chắc là bị người ta lấy

trộm thôi, nói thế nào thì nó cũng là đồ cổ từ triều Tống. Tuy giờ mất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.