chừng.
- Không biết nữa – ông Hòa mỉm cười đáp – Chỉ những khi thằng
Thuận tập võ, tôi mới thấy những nét thông minh của nó xuất hiện. Từ
ngày chú đổi về đây, mãi đến hôm nghỉ cuối tuần lễ trước, tôi mới có dịp coi
chú dậy cháu đánh quyền, tôi nhận thấy đôi mắt của cháu quắc lên thật
sáng. Tôi nghĩ mắt ấy phải là mắt của một người thông minh mới phải.
Bữa ấy tôi nhận thấy : học với tôi, cháu như một con cá tội nghiệp mắc
cạn, khác hẳn lúc tập với chú, nó như loài thủy tộc được vẫy vùng dưới
nước.
- Hay là mình cho con theo nghiệp võ? – Bà Hòa nhỏ nhẹ ướm lời.
- Văn hay võ không thành vấn đề – ông Hòa trả lời – điều cốt yếu là phải
có một căn bản học trước đã. Không lẽ để cho con cam phận làm lính i tờ
hay sao?
- Thưa anh – Hiệp nói – em nghiệm thấy cháu chỉ học chữ là không
kham, thuộc đó rồi quên ngay đó, còn học võ thì cháu sáng dạ lắm. Ngoài
ra, kiến thức thông thường của cháu cũng không đến nỗi tệ. Em nghĩ hay
là cơ thể của cháu có một cái gì không ổn.
- Có lẽ thế – ông Hòa đáp – tôi cũng nghĩ vậy. Tôi đã gia công nghiên
cứu mà chưa rõ được nguyên nhân…
Khi bà Hòa vào nhà trong lo cơm nước, ông Hòa đứng dậy, đi đi lại lại
trong phòng một lúc như đắn đo suy nghĩ, rồi lại ngồi xuống cạnh em tâm
sự:
- Nếu cháu bệnh, anh có bổn phận phải chữa cho kỳ lành mới thôi, chú
nghĩ coi ai đời cha làm bác sĩ mà con học hành dốt nát quá như vậy. Lắm
lúc nghĩ mà mắc cỡ.
- Anh cũng đừng quá nghĩ ngợi – Hiệp khuyên – Buồn là buồn chung
cho cả gia đình, chứ không riêng gì anh hay cháu…
- Không, chú hiểu lầm tôi – ông Hòa mỉm cười ngắt lời em – Không
phải tôi mắc cỡ vì có con học dốt, mà mắc cỡ vì không chữa được cho con
khỏi dốt. Mắc cỡ hơn một bực nữa là mình làm thuốc mà xét ra không có
từ tâm bằng nó…
Ông Hòa hăng hái nói tiếp trong khi Hiệp ngơ ngác không hiểu kịp ý
người anh: