đầu óc của chúng ta, chúng ta buộc phải suy tưởng trải nghiệm ấy một cách logic,
thế nhưng bất cứ mưu toan nào thể hiện nó ra trong một hệ thống các khái niệm
trừu tượng đều có nguy cơ tách rời nội dung của chân lí tôn giáo ra khỏi cội rễ
trải nghiệm sinh động của nó, thay thế niềm tin đích thực bằng cấu trúc trí tuệ
đơn thuần. Hơn nữa, trải nghiệm tôn giáo không tách rời được khỏi trải nghiệm
sống, khỏi số phận - số phận cá nhân riêng biệt của mỗi chúng ta và số phận của
thế hệ hay của thời đại - trong toàn bộ tình trạng bi kịch và bất toàn của nó, trong
toàn bộ tính phân đoạn và mờ ảo của nó. Thượng Đế được nhận ra chỉ ở trong
tranh đấu đầy bi kịch và ở trong những đau đớn của hiện hữu con người; những
nhà tư tưởng đơn độc của thời đại mới như Pascal và Kierkegaard đã nói về điều
này thật hay. Kì vọng muốn đạt tới hoàn chỉnh hay là tính quá tự tin của một hệ
thống thần học khách quan luôn mâu thuẫn gay gắt với điều này. Và mặc dù
chúng ta hiểu rằng trải nghiệm của toàn thể loài người - đối với Kitô hữu có
nghĩa là trải nghiệm của giáo hội Kitô giáo - luôn phong phú và sâu sắc hơn trải
nghiệm cá nhân của chúng ta, và rằng chúng ta có thể và cần phải học hỏi ở đó,
thế nhưng những chân lí rút ra từ đó trở thành có ý nghĩa đối với chúng ta, chỉ khi
chúng được đối chiếu và kiểm tra lại với trải nghiệm của chúng ta; không một
phút giây nào chúng ta được phép quên rằng Thượng Đế đang nói trực tiếp với
chúng ta ngay cả trong lúc này. Nếu không thì niềm tin của chúng ta dễ bị suy
đồi thành niềm tin giả hiệu của thần học, - thành điều khẳng định thuần túy trí tuệ
hay thậm chí chỉ là ngôn từ về những gì thực ra chúng ta không tin mà chỉ muốn
tin vào mà thôi. Với lòng kính trọng cần thiết đối với tính minh triết tôn giáo của
quá khứ, đối với “niềm tin của các bậc cha mẹ”, chúng ta cần phải đề phòng để
không bị lôi cuốn vào thái độ sùng kính Thượng Đế bằng lời nói chứ không bằng
trái tim, thay thế sự thật của Thượng Đế bằng “các học thuyết, các di huấn của
con người”.
Ở mọi thời đại trong trái tim con người, đức tin luôn phải tranh đấu với vô
tín ngưỡng - vô tín ngưỡng công khai, hay tệ hơn nữa là vô tín ngưỡng của phái
Pharisees ẩn giấu dưới vỏ bọc thần học chính thống. Thế nhưng cho tới nay mối
nguy hiểm của hai loại vô tín ngưỡng ấy và sự cần thiết phải bảo vệ đức tin chân
chính - trung thành với sự thật của Thượng Đế - nhằm chống lại chúng, chưa bao
giờ [mối nguy hiểm và sự cần thiết phải bảo vệ ấy] lại to lớn đến thế đối với con
người đương đại được giáo dục trong nền văn hóa vô tín ngưỡng đã nhiều thế kỷ.
“Con đang tin đây mà, Trời đất ơi, xin hãy giúp đỡ cho tình trạng vô tín ngưỡng
của con” - lời kêu than vĩnh cửu ấy của tâm hồn con người ngày nay vang lên
căng thẳng đầy bi thảm hơn rất nhiều so với các thế kỷ xưa kia. Một vực thẳm