Có thể nói trong hình thức đầy nghịch lí - và nghịch lí này lại là “cám dỗ
cho những người theo Do Thái giáo và điều điên rồ đối với những người Hi Lạp
cổ đại”, là “chuyện không thể có được”, vốn thuộc về thực chất của tin mừng, -
rằng cả cứu độ thứ nhất lẫn cứu độ thứ hai đều không phải là thứ vẫn thường
được hiểu về cứu độ cõi trần gian, tức là không phải khẳng định những điều kiện
lí tưởng hoàn hảo ở trong thành phần của cõi trần gian. Cứu độ thứ nhất - ấy là
vì nó được thực hiện chỉ ở trong những chiều sâu không nhìn thấy của hiện hữu
và vẫn để cho diện mạo bề ngoài của cõi trần gian không thay đổi trong toàn bộ
tình trạng không hoàn hảo của nó; còn cứu độ thứ hai, cứu độ chung cuộc - là vì
nó là điều lớn lao hơn so với cải thiện cuộc sống ở cõi trần gian một cách căn cơ
nhất, - thực hiện chung cuộc, hoàn tất những hoài vọng cuối cùng của trái tim con
người, nhưng là kết thúc chính bản thân hiện hữu trần gian, thay thế bằng biến
cải, bằng hiện hữu siêu trần gian đầy thánh thiện.
Trong tư cách biểu tượng và đồng thời cũng là đảm bảo hiện thực cho cứu
độ cõi trần gian ở tương lai, chính là biến cải nó thành hiện hữu siêu trần gian ở
trong Thượng Đế, niềm tin Kitô giáo ngay từ lúc khởi thủy cho đến bây giờ luôn
thừa nhận sự kiện phục sinh của Đức Kitô. “Nếu như Đức Kitô không phục sinh
thì việc rao giảng của chúng ta là uổng công, và cả niềm tin của chúng ta cũng là
uổng công” (1 Cor. 15,14). Con người đương đại có cả một thế kỷ ở sau lưng của
nền giáo dục trong tinh thần của chủ nghĩa tự nhiên, thật vô cùng khó khăn để có
được một niềm tin hiện thực, sinh động vào sự kiện đó - chứ không phải chỉ là
niềm tin “thần học”. Thảo luận về khả năng có sự kiện đó cũng như tính hiện
thực của nó hẳn sẽ chỉ là minh chứng cho tình trạng hạn hẹp trí tuệ. Con người
đương đại giống như vị tông đồ vô tín ngưỡng Foma: ông ta muốn trước khi tin
tưởng thử đưa ngón tay của mình vào vết thương do đinh đóng và đưa tay vào
xương sườn của Đức Kitô. Nhưng chính những lời nói sau đây là dành cho con
người thuộc loại tinh thần này: “phúc thay cho những người không nhìn thấy và
tin tưởng vào”. Sự kiện gây choáng váng về phục sinh của Đức Kitô, tất nhiên là
mâu thuẫn với tất cả các định luật tự nhiên và trong ý nghĩa này là chuyện bất
khả dĩ, thế nhưng bản thân ý nghĩa của niềm tin vào sự kiện đó chính là chiến
thắng của tinh thần không nhìn tháy được trong các mối quan hệ còn lại, chiến
thắng trước thế gian - trước tất cả những điều kiện của hiện hữu trần gian mà con
ngưòti phải chịu đau khổ, tức là chiến thắng trước “các định luật tự nhiên”, - ở
trong một điểm này của hiện hữu chiến thắng đó đã có những hình thức nhìn thấy
được, chiến thắng thật hiện thực trước “kẻ thù cuối cùng - cái chết”. Những hình
tượng đồ sộ mà Phúc Âm dùng để mô tả sự kiện này, ngày nay chúng ta khó mà