theo Do Thái giáo mà còn theo thừa nhận của chính mình là vị hoàng đế. Tưởng
chừng như với việc lên ngôi của vị hoàng đế chân chính, người được xức dầu
thánh và con trai của Thượng Đế, thì vương quốc của Caesar phải tự nó kết thúc,
và bất cứ linh hồn con người nào cúi mình trước vị hoàng đế hợp pháp, thì không
những có quyền mà còn có trách nhiệm phải bác bỏ quyền lực của Caesar người
La Mã. Chính đó là mạch suy nghĩ mà bọn Pharisees đã dựa vào và muốn lợi
dụng, khi đặt câu hỏi đầy cám dỗ cho Đức Jesus Kitô, liệu có được phép trả tiền
thuế cho Caesar hay không; và không thể nào phủ nhận được vẻ thuyết phục bề
ngoài của suy luận như thế. Và lời đáp của Đức Kitô đề nghị phân biệt rạch ròi
giữa “của Thượng Đế” và “của Caesar” và không hề bối rối trả tiền thuế cho
Caesar, bằng việc đó trả lại cho nó cái thuộc về nó, - lời đáp ấy đầy nghịch lí khi
đốidiện với những khái niệm chung của con người ở chúng ta, và nói chung toàn
bộ sự thật của Đức Kitô cũng là như thế.
Chúng ta tạm thời bỏ qua một bên những bàn luận về khía cạnh đạo đức của
vấn đề, tức là chúng ta không xem xét ở đây những lời nói ấy vì chúng chứa đựng
lời căn dặn cho một hành xử thực tiễn nào đó (vấn đề tương ứng với đề tài này sẽ
được xem xét ở chương tiếp theo). Ớ đây chúng ta chi quan tâm tới nội hàm trong
những lời nói của Đức Kitô khẳng định tính lưỡng phân bản thể luận - tính lưỡng
phân giữa “vương quốc Thiên Chúa” và “vương quốc của Caesar”. Hiển nhiên là
khác biệt ấy giữa “của Thượng Đế” và “của Caesar” phát sinh trực tiếp từ hiểu
biết vương quốc Thiên Chúa như là vương quốc “không phải ở cõi trần gian này”
và gắn liền với hiểu biết đó. Liên quan đến chuyện này “quyền lực của Caesar” là
một thứ gì đó lớn lao hơn đơn thuần là quyền lực chính tri của hoàng đế La Mã -
hay là quyền lực nhà nước thế tục nói chung. Dưới thuật ngữ “quyền lực của
Caesar” rốt cuộc cần phải hiểu như là ngụ ý biểu tượng của quyền lực nói chung
vẫn còn chưa được khắc phục ở cõi trần gian - sự thống trị vật thể của các sức
mạnh trần gian, phát sinh ra từ chính sự kiện hiện hữu chưa được soi sáng của cõi
trần gian. Không phải tình cờ mà tài sản của Caesar cần phải trả lại cho nó hóa ra
là tiền bạc - biểu tượng và hiện thân của nhu cầu trần thế, của những điều kiện
trần thế cho tồn tại của con người.
Nhân chuyện này chúng ta làm sáng tỏ ý nghĩa đích thực lời dạy của Đức
Kitô. Trả lại cho “Caesar” cái thuộc về nó, hoàn toàn không có nghĩa - bất chấp
diễn giải của những kẻ đặc biệt đánh giá cao “Caesar”, - là trao bản thân mình,
trao linh hồn của mình, để phục vụ cho Caesar. Linh hồn con người hoàn toàn
thuộc về Thượng Đế - ở đây không có và không thể có bất cứ tính lưỡng diện
nào; bầu đoàn của Thượng Đế - như một đệ tử của Đức Kitô thừa nhận như thế