trong hình thức như vậy. Cuộc chính biến lịch sử vĩ đại nhất không có gì so sánh
nổi chính là điều sau đây: kể từ khi có khải huyền của Đức Kitô cho đến nay, ở
khắp mọi nơi nào có niềm tin Kitô giáo chân chính, có ý thức Kitô giáo thật sự,
thì vương quốc “của Caesar”, vương quốc của cõi trần gian này bị đặt trước
những giới hạn bất di bất dịch ở trong phương diện cuộc sống tự do, tự chủ của
linh hồn ở trong Thượng Đế. Tất cả những sức mạnh của cõi trần gian này, toàn
bộ uy thế của chính quyền nhà nước [có thể] vô hạn về mọi phương diện khác từ
nay vấp phải bức tường không gì phá nổi ngăn cách cuộc sống ở trong Thượng
Đế của bầu đoàn tự do của Thượng Đế. Mỗi một con người từ nay do được nhận
làm con của Thượng Đế, sẽ là người thừa kế của Vương quốc; và các Kitô hữu
cùng nhau ở trong sự thống nhất của mình, ở trong [tổ chức] được gọi là giáo hội
thiêng liêng, về thực chất là “dân chúng được chọn, [hội đoàn] thần thánh của
vương quốc, những người ràng buộc vào vận mệnh để loan báo sự hoàn hảo của
người hiệu triệu họ từ bóng tối bước vào ánh sáng diệu kì của Người”; ở trong
phẩm tính ấy của mình các Kitô hữu - cao hơn toàn bộ cõi trần gian, cao hơn mọi
luật pháp và mọi quyền lực thế gian. Dù cho những mối quan hệ cụ thể của
vương quốc tự chủ tự do này đối với cõi trần gian và các sức mạnh của nó có khó
khăn, phức tạp, rối rắm đến đâu đi nữa, thì quyền tự chủ về nguyên tắc của nó, tự
do vô điều kiện của nó trước cõi trần gian là một định đề hiển nhiên. Dù cho thế
giới Kitô giáo lịch sử đã có những tội lỗi, suy sụp, phản bội, nhưng cho đến nay
thực chất ấy vẫn được giữ gìn - và cho đến nay
nó vẫn là đối tượng cho thái độ không hiểu biết và thắc mắc của tất cả
“những người dị giáo”. Lời tiên tri “những cánh cổng địa ngục không thắng nổi
nó” đã thành sự thật bất chấp tất cả tình trạng yếu đuối của những người giữ ý
thức Kitô giáo, mặc dù trên con đường lịch sử của loài người đã nhiều lần xảy ra
tình thế, khi mà mọi điều kiện của tình trạng ở cõi trần gian khiến cho có thể chờ
đợi sụp đổ của lĩnh vực tự trị - hay nói đúng hơn lĩnh vực huyền học đầy huyền bí
của hiện hữu. Đây chính là cái khía cạnh của lưỡng diện Kitô giáo mà đối với
“những người Hi Lạp cổ đại” - hay đúng hơn là đối với “những người La Mã” -
thì là “điều điên rồ”.
Thế nhưng trong mối tương quan gắn với điều này còn có một phương diện
khác của tính lưỡng diện ấy, vì vậy mà nó chính là “cám dỗ cho những người
theo Do Thái giáo”. Đây chính là nghịch lí mà chúng tôi đã trình bày, theo đó thì
cuộc sống ở trong Thượng Đế được đổi mới bởi tin mừng và bởi dòng sức mạnh
ân phúc của Thượng Đế, [cuộc sống ấy] không lan truyền trực tiếp vào cõi trần
gian vốn vẫn còn xa lạ và thù địch với nó. Lịch sử tư tưởng và đời sống Ki tô