Theo thực chất ý nghĩa của “tin mừng”' cũng dựa trên tính lưỡng diện này
trong toàn bộ kinh Phúc Âm; trong thành phần tính nghịch lí của nó có khẳng
định rằng mọi thành đạt ở trong cõi trần gian này, mọi phục vụ cho các sức mạnh
của nó, đều là cái chết cho linh hồn con người vì nó làm mất đi lối vào “thế giới
kia” vốn là quê hương đích thực của nó. Và ngược lại, con đường chân chính đi
vào “thế giới khác” - vào vương quốc Thiên Chúa, vốn trùng khớp với “vương
quốc ở trên trời”, - chi dành cho những sức mạnh linh hồn bị khinh rẻ và bị căm
ghét ở thế gian này. Không phải những kẻ táo tợn và hùng mạnh, không phải
những kẻ sung sướng và thỏa mãn, không phải những kẻ giàu sang có được lối đi
vào ân phúc, mà ngược lại, chỉ những ai đau khổ và bị xua đuổi ở “thế gian này”,
- những người nghèo khó tinh thần, khóc than, hiền lành, thèm muốn và khao
khát sự thật và bị truy đuổi vì nó [mới có được lối vào đó]. Chân lí bị giấu kín đối
với “những người thông thái và duy lí”, tức là những người hiểu rõ thế gian này,
biết định hướng và thành đạt ở trong đó, và chân lí chỉ khai mở cho “những trẻ
thơ” - những thực thể còn chưa biết suy xét theo quan điểm của “thế gian này”.
Tất nhiên tính đối lập đó của hai thế giới chẳng phải là Ma-ni giáo, cũng
chẳng phải là một dạng nào đó của thuyết ngộ đạo, như đôi khi một số kẻ phê
phán Phúc Âm của Yoan khẳng định đầy nhiệt tình nhưng không dựa trên lí trí:
[họ nói rằng] mọi thứ trên thế giới - và cũng tức là cả “thế giới”, trong đó có thế
giới có cảm giác ở cõi trần thế “này” - ở trong cơ sở của nó đều do Thượng Đế
tạo nên thông qua Lời nói vĩnh cửu của Người; điều này được trịnh trọng xác
nhận trong những lời đầu tiên cũng của Phúc Âm Yoan đó. Nhưng sự thống nhất
đó của nguồn gốc và thực chất tiên khởi của mọi thứ như là tạo vật của Thượng
Đế không hề mâu thuẫn với tính đối lập sâu sắc có tính nguyên tắc giữa thế giới
“kia” và thế giới “này”. Chúng tôi ở đây không làm chuyện bàn luận vô ích,
không mưu toan “thấu hiểu” hay “giải thích”, làm sao mà tạo vật của Thượng Đế
hóa ra lại có thể là đại biểu cho cái ác. Chúng tôi đơn giản chỉ đối diện với sự
kiện, tự giới hạn mình trong việc xác nhận nó, ý thức rõ ràng về nó. Đi theo Phúc
Âm Yoan, chúng tôi buộc phải đơn giản chứng thực về cái nghịch lí nói rằng cõi
trần gian bác bỏ và không nhận ra cái ánh sáng chân chính vốn thông qua nó mà
cõi trần gian ấy hắt đầu hiện hữu. Tính lưỡng diện giữa hai thế giới, dù mang
tính phái sinh trong mối tương quan với xuất xứ tiên khcri của hiện hữu, vẫn còn
là sự kiện cơ bản cụ thể của đời sống con người.
Một biểu tượng khác cho tính lưỡng diện đó vốn thường xuyên được sử
dụng trong Sách Thiêng, ấy là tính đối lập giữa “tinh thần” và “xác thịt”. “Tinh
thần” và “xác thịt” tất nhiên là một thứ gì đó hoàn toàn khác so với “linh hồn” và