ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 122

“thể xác”; thực chất thì ngược lại, chúng đều là những yếu tố của cuộc sống tâm
hồn. Nhưng “xác thịt” là cái khởi nguyên của cuộc sống tâm hồn vốn gắn với tính
thú vật, nên vì vậy là bản chất vũ trụ mang tính “trần thế” của con người, đầy
những cái ác và tội lỗi, trong khi đó “tinh thần” là khởi nguyên ở-bên-trên-cõi-
trần- gian của con người - là phương diện vốn gắn kết trực tiếp với Thượng Đế
hay là với những sức mạnh cao cả và bắt rễ trong những sức mạnh ấy. Trong
Phúc Âm Yoan tính lưỡng diện đó được biểu hiện thật giản dị đến mức thoạt nhìn
có vẻ như thật tầm thường, nhưng thực ra lại chứa đựng triết học sâu sắc nhất về
cuộc sống con người: “Cái sinh ra từ xác thịt là xác thịt, cái sinh ra từ Tinh thần
là tinh thần” (3,6). Ở trong công thức giản dị đó đã cho một định nghĩa cô đọng
và kinh điển có hiệu lực vĩnh viễn, cũng như xác định các quyền và các giới hạn
của cái quan điểm vốn được tuyên cáo ở thế kỷ XIX như “minh triết của thế kỷ
này” cùng với thắng lợi của phát minh vĩ đại, mà chúng ta quy ước gọi là “chủ
nghĩa tự nhiên”. Theo quan điểm này thì con người là “thực thể tự nhiên” và về
nguyên tắc chẳng khác gì những thực thể khác trong tự nhiên. Darwin khám phá
rằng con người, “vị hoàng đế” ấy của tự nhiên về thực chất là con cháu của thực
thể giống như loài khỉ, là bà con thân thích gần nhất - tựa hồ như là “anh em họ”
- của loài khỉ. Và một khi đã bước chân vào con đường ấy, dễ dàng xem con
người về thực chàt chỉ là một chủng loại phát triển đặc biệt phức tạp của một đại
diện cho đời sống súc vật tiên khởi-tự phát - từ con amib, chất nguyên sinh, các tế
bào nào đó. Thực ra thông thường do nhẹ dạ người ta không hiểu rằng thực chất
quan điểm ấy có ý nghĩa gì và nó nhất định phải dẫn đến những kết luận nào. Nếu
con người quả thật chỉ là một cục cô đọng lại của các sức mạnh tự nhiên mù
quáng, thì toàn bộ thực thể của nó chỉ còn quy về tình trạng sôi sục của các sức
mạnh súc vật mù quáng ấy. Bất chấp điều này, như chúng ta đã thấy (xem chương
I, II), thông thường người ta kết hợp quan điểm này với niềm tin rằng con người
cần phải được dẫn dắt bởi các động cơ đạo đức, rằng cuộc sống của nó có một ý
nghĩa cao cả đặc biệt nào đó. Nhưng thật dễ dàng vạch trần ra tính chất lộn xộn
rối rắm của quan niệm như thế, dễ dàng chỉ ra rằng nó chứa đựng kết hợp thật phi
lí, khó chấp nhận được của những dấu hiệu mâu thuẫn nhau. Ở trong phạm vi của
nhận thức khoa học, dựa trên cơ sở của những số liệu thực nghiệm, quan niệm
mù mờ mang tính tự nhiên-duy tâm ấy mới đây đã bị vạch trần và bác bỏ ở trong
học thuyết của Freud. Freud đã chứng minh - ở trong phạm vi chủ nghĩa tự nhiên
với tính hiển nhiên không thể bác bỏ - cái điều mà thực ra có thể chờ đợi trước
ngay từ đầu. Nếu như con người sinh ra từ “chất nguyên sinh”, nếu như ở chính
cơ sở hiện hữu của nó là một khởi nguyên tự nhiên tự phát, như hành động tình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.