nghĩa tương quan của hai khởi nguyên ảv trong hình thức tổng quát được xác
định sao cho “tinh thần bồi bổ sức sống, còn xác thịt chẳng dùng được chút gì”.
Điều này có nghĩa là hồi âm đối với tin mừng, khả năng tiếp nhận những sức
mạnh ân phúc của chân lí và cuộc sống, vốn được Đức Kitô đưa vào cõi trần gian
và thể hiện trong bản thân Đức Kitô, ấy là chuyện của “tinh thần” ở trong con
người: chỉ có những ai [sinh ra] “từ Thượng Đế” mới có thể “nghe thấy lời của
Thượng Đế” (Phúc Âm. Yoan 8,47). Chỉ những ai sinh ra “từ Tinh thần”, mới “có
thể bước vào vương quốc của Thượng Đế” (Phúc Âm. Yoan 3, 5), trong khi đó thì
“xác thịt và máu huyết không thể thừa kế vương quốc của Thượng Đế” (Thư tín
Cor. 15, 50). Nói chung, Kitô hữu được hiệu triệu sống “theo tinh thần” hay là
sống “ở trong tinh thần”, chứ không sống “theo xác thịt”; các vị tông đồ luôn chỉ
dẫn không biết mệt mỏi rằng “chuyện xác thịt” dẫn đến tiêu vong như thế nào, và
kêu gọi đừng đi theo chúng. Tuy nhiên, bên cạnh lời dạy hay đòi hỏi chung mang
tính nguyên tắc ấy, chúng ta buộc phải tính đến mối tương quan phức tạp và đầy
nghi vấn nhiều hơn, tương ứng với tính lưỡng diện không thể khắc phục được
đến cùng của đời sống Kitô giáo mà chúng tôi đã chỉ ra. Trong những giờ phút bi
thảm của cuộc tranh đấu ở vườn Gethsemani, chính các vị tông đồ đã biểu lộ
bằng hành vi của mình chứng tỏ “tinh thần phấn chấn”, nhưng đồng thời cũng
cho thấy “xác thịt không mạnh mẽ” (Matth. 26,41). Với lòng can đảm tinh thần
và tính sắc bén biện chứng đặc trưng của mình, vị tông đồ Paul khai mở ra tính
lưỡng diện ấy trong chương thứ bảy của bức thư gửi những người La Mã mà
chúng tôi đã nhắc tới. Con người biết điều thiện và muốn làm nó tuy nhiên “điều
thiện tôi muốn thì tôi không làm, tôi không muốn điều ác, nhưng lại làm nó” -
vậy cho nên “tôi không làm cái tôi muốn, mà cái tôi căm ghét thì tôi lại làm nó”.
Nhưng điều này có nghĩa rằng “không phải tôi làm chuyện đó, mà là tội lỗi đang
sống ở trong tôi [làm]”. “Con người nội tâm” ở trong tôi, “vốn tìm thấy thỏa mãn
ở trong lề luật của Thượng Đế”, “chịu sự đối kháng lại” “bởi một lề luật khác” “ở
trong các bộ phận cơ thể của tôi”, “khiến cho tôi trở thành tù nhân của lề luật tội
lỗi”. “Như vậy, cũng vẫn chính là tôi bằng đầu óc mình phục vụ cho lề luật của
Thượng Đế, còn xác thịt - lại phục vụ cho lề luật của tội lỗi”.
Tất nhiên tôi biết rằng những bàn luận nổi tiếng này đi thẳng ngay vào thành
phần của các chứng minh về tính không đầy đủ của lề luật nhằm cứu rỗi con
người, [tính không đầy đủ] của tính tất yếu để nó thực hiện ân phúc hay là - nói
từ phía con người - để nó thực hiện đức tin. Thế nhưng số phận tiếp theo của vấn
đề này trong lịch sử suy luận tư biện Kitô giáo chứng tỏ rằng tính lưỡng diện,
được vị tông đồ Paul vạch ra, còn có ý nghĩa tổng quát hơn. vấn đề là ở chỗ do