tông đồ, cũng như trải nghiệm hiện thực của đời sống tinh thần, đều chứng tỏ
rằng cuộc đối đầu giữa “tinh thần” và “xác thịt” (hay là tội lỗi) không thể được
khắc phục đến cùng ở trong con người - rằng luôn có khả năng - nên vì vậy mà có
trách nhiệm - thắng lọi của khởi nguyên “tinh thần” trước khởi nguyên “xác thịt”,
cuộc đấu tranh giữa hai khởi nguyên ấy lấp đầy toàn bộ cuộc sống con người; và
trong suốt cuộc đời ấy con người không được ăn mừng thắng lợi chung cuộc của
“tinh thần” trước “xác thịt”. Ngay cả những vị anh hùng tinh thần được lựa chọn,
những vị thánh nhân, tức là những người mà toàn bộ bản chất thấm đẫm những
sức mạnh ân phúc của Tinh thần Thượng Đế, cũng không được quên về sức mạnh
của tội lỗi và sự cần thiết phải đấu tranh với nó. Ở trong dành dụm chung của
hiện hữu tập thể Kitô giáo thì lại càng không thể nào chấm dứt cuộc đấu tranh
không mệt mỏi giữa “tinh thần” và “xác thịt”, giữa các sức mạnh ân phúc được
Đức Kitô đưa vào cõi trần gian và quyền lực của tội lỗi, bằng thắng lợi tuyệt đối
của tinh thần được. Giả định rằng ân phúc của Đức Kitô đã giải thoát cho con
người vĩnh viễn và chung cuộc khỏi các nguy cơ bị cầm tù bởi các sức mạnh tội
lỗi, rằng từ nay con người hoàn toàn “thanh sạch” và đầy tinh thần - giả định này
là một trong những ý tưởng lầm lẫn nguy hiểm chết người, thường xuyên được
lặp lại trong lịch sử tư tưởng Kitô giáo. Cũng lầm lẫn như thế ở trong hình thức
thế tục của niềm tin vào tính thiện bẩm sinh và lí tính ở bản chất con người đã
chiếm lĩnh tư duy của nhân loại châu Âu từ thời của Rousseau và lôi cuốn tư duy
ấy vào con đường tiêu vong của chủ nghĩa không tường, về vấn đề này chúng tôi
đã nói tới ở chương I và sẽ còn phải nói tới ở phần dưới đây.
Quyền lực của “tội lỗi” hay là “xác thịt” đối với ngay cả những người đã
được cứu độ về cơ bản, tức là đã được cứu độ ở trong chiều sâu tính thần, [quyền
lực ấy] là một sự kiện tiên khởi tạo nên một bí ẩn không giải quyết được đối với
tư duy duy lí của con người. Thế nhưng tính bí ẩn, tính huyền bí của sự kiện đó
không được ngăn cản việc thừa nhận nó, như là một hiện thực chúng ta không
hiểu nổi, nhưng thật hiển nhiên. Trong khi không mưu toan giải thích cái không
thể giải thích được, chúng ta vẫn có thể cố làm sáng tỏ hay là mô tả nó từ một
phía khác. Tính lưỡng phân không tránh khỏi của đời sống con người dựa trên sự
việc là cứu độ đã được thực hiện của nó vẫn [ở tình trạng] không nhìn thấy được
về mặt thường nghiệm, nhưng lại kết hợp với tính chất yếu ớt nhìn thấy được của
con người trước các sức mạnh tăm tối của cõi trần gian, tính lưỡng phân này, vốn
tạo thành tính độc đáo đầy nghịch lí của khải huyền Kitô giáo về cứu độ, còn đề
xuất một ý tưởng nữa mà cho đến nay chúng ta vẫn còn chưa tính đến đầy đủ.
Trong cở sở của tính nghịch lí này chứa đựng một hiểu biết mới về sức mạnh toàn