suy tư thế nào về sự hùng mạnh không nhìn thấy được ấy - hay nếu cho phép một
biểu đạt nhấn mạnh tính nghịch lí - sự hùng mạnh trên thực tế là bất lực hay yếu
ớt, để cho nó không biến thành một từ ngữ trống rỗng đối với chúng ta?
Tất nhiên, trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta hẳn có thể giới hạn bằng việc viện
dẫn đến niềm tin chung vào Thiên mệnh, - ỷ đồ của Thượng Đế - vốn là thứ hiển
nhiên tự thân đối với “trái tim” của chúng ta, những nẻo đường chúng ta không
hay biết dẫn dắt cõi trần gian và những linh hồn con người đi đến thắng lợi chung
cuộc của cái thiện tuyệt đối và sự thật tuyệt đối, tức là đi đến mục đích mà việc
thực hiện nó sẽ là phản ánh thích đáng sự hùng mạnh toàn năng của ý chí toàn
thiện ở Thượng Đế. Niềm tin vào ý đồ của Thượng Đế không là gì khác ngoài
niềm tin vào sự hùng mạnh không nhìn thấy được của Thượng Đế, tác động đầy
bí ẩn cả ở nơi mà theo vẻ bề ngoài thì các sức mạnh của trật tự đối lập đang thắng
thế. Chúng tôi đã nói về điều này ở trên, trong phần cuối của chương I.
Tuy nhiên viện dẫn chung ấy đến Thiên ý không đưa ra được câu trả lời cho
một câu hỏi vốn giày vò tâm hồn con người, vì nó ý thức cấp thiết được tình
trạng dị thường ở tình trạng thống trị của cái ác và những đau khổ ở cõi trần gian.
Chúng ta không sao hiểu được tại sao Thượng Đế với sự hùng mạnh toàn năng
của mình mà lại vẫn bị buộc phải dẫn chúng ta qua con đường của những thử
thách nặng nề hay phải “tạm thời” - chúng ta biết: cho đến hồi kết thúc của cõi
trần gian - chịu đựng tình trạng thống trị của cái ác. Trong tình thế đó của sự việc,
cũng như trong bản thân niềm tin vào thắng lợi tương lai chung cuộc của “Vương
quốc Thiên Chúa”, không biết liệu có chứa đựng chỉ dẫn rằng, chỉ đến một lúc
nào đó thì Thượng Đế mới hùng mạnh toàn năng hay chăng? Thế nhưng bản thân
niềm tin vào thắng lợi tương lai ấy của Thượng Đế như vậy hẳn là hoàn toàn tùy
tiện, nếu như nó không được đảm bảo bằng ý thức về sự hùng mạnh toàn năng
của Người đã được thực hiện rồi - không nhìn thấy được. Và chính ở trong ý thức
ấy - trong ý thức rằng Người đã được trao “toàn quyền cả ở trên trời và cả ở dưới
hạ giới” - biểu hiện ra thực chất của niềm tin Kitô giáo (cũng như niềm tin tôn
giáo nói chung).
Chúng ta có thể hình dung tình thế của sự việc đại để như sau. “Cõi trần
gian” như nó vốn là thế ở trong thực chất còn chưa bị đánh bại về mặt thường
nghiệm - đầy tăm tối, không được chiếu sáng - [cõi trần gian Ấy] thù địch với
Thượng Đế, với Đức Kitô, với “Ánh sáng” của Thần ngôn (Logos) và kháng cự
lại ánh sáng ấy; lẽ tự nhiên vì thế mà “ánh sáng” ấy do bản thân nó tựa hồ như gia
nhập vào thành phần của cõi trần gian, thâm nhập vào lĩnh vực trần thế và tác
động ở đó trong trật tự của sức mạnh trần gian, nên ở trong tư thế đội tiên phong