cho những người gần vì những sức mạnh ấy đang ở trong sở hữu của chúng ta.
Như vậy ở đây dù có thể có tranh đua nào đó giữa tính tích cực hướng ra ngoài
nhằm cứu độ những người khác và tính tích cực hoàn thiện nội tâm cá nhân,
nhưng cả hai tính tích cực tựa hồ như cùng nằm trên một mặt phẳng và không thể
xung đột với nhau về nguyên tắc. Vì rằng ở phương hướng này hay phương
hướng kia của tính tích cực tinh thần, ý nghĩa của nó đều nằm ở trong việc giáo
dục tâm hồn con người - của mình và của người khác - nhằm tiếp thu được các
sức mạnh ân phúc của Ánh sáng Thượng Đế. Định hướng tình thương yêu, cầu
nguyện, khổ hạnh, hi sinh, có tác động ở đây cả ở trong con đường nội tâm riêng
tư của con người đến với Thượng Đế và cả ở trong trợ giúp đưa đến cho những
người gần trong nỗ lực của họ lại gần với Thượng Đế. Trong ý nghĩa này có thể
nói rằng ở trong cơ sở của “chủ nghĩa Tolstoy” và các định hướng đạo đức tương
tự với ông chính là ý tưởng Kitô giáo chân chính hoàn toàn đúng đắn. Nó bao
hàm ở trong ý thức nhận biết được rằng không có các biện pháp hạ giới từ bên
ngoài mang tính tội lỗi nào, không có bạo lực và cưỡng bức kiềm chế nào, mà lại
có thể khắc phục thực chất được cái ác cũng như làm lành mạnh thực chất được
cõi trần gian và khiến cho điều thiện được thấm sâu chung vào đó. Không có bạo
lực nào - kể cả việc tiêu diệt thể xác hiện thân của cái ác - tiêu diệt được một cách
thực chất về mặt bản thể một nguyên tử nào của cái ác: cái ác trong thực chất của
nó bị tiêu hủy chỉ bằng điều thiện, bằng sức mạnh ân phúc của tình thương yêu,
giống như bóng tối biến đi chỉ bằng ánh sáng rạng chiếu lên. Sự nghiệp cứu độ
thực chất cõi trần gian hoàn toàn là sự nghiệp gieo mầm hữu cơ vào cõi trần gian
những sức mạnh ân phúc cao cả đầy thánh thiện, của điều thiện và tình thương
yêu.
Thế nhưng lầm lẫn to lớn và gây chết người của chủ nghĩa Tolstoy và chủ
nghĩa thanh sạch đạo đức nói chung là ở chỗ lẫn lộn nhiệm vụ hoàn thiện thực
chất tinh thần cho thế gian với nhiệm vụ giúp đỡ những người gần và cõi trần
gian trong hình thức đơn giản bảo vệ họ khỏi các sức mạnh phá hủy của cái ác. Ở
đây trong quan hệ với nhiệm vụ này, vốn về mặt đạo đức cũng là bắt buộc đối với
con người, thì là chuyện hoàn toàn khác. Xin dẫn ra một ví dụ đã trở thành tầm
thường trong các tranh cãi về chủ đề này, nhưng dù sao ở đây cũng mang tính
quyết định. Khi trước mắt chúng ta kẻ bạo hành đang hành hạ đứa trẻ, sẽ là không
đủ nếu chỉ suy nghĩ về “cứu độ linh hồn” cả của đứa trẻ lẫn kẻ gây ác; tiếng nói
lương tâm lành mạnh của con người, của lương tâm Kitô giáo thì lại càng hơn
thế, mách bảo chúng ta rằng trước hết chúng ta buộc phải chấm dứt bản thân cuộc
hành hạ này, cho đứa trẻ khỏi phải đau đớn. Nếu như chúng ta có được những sức