ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 162

Như thế, do tính thống nhất toàn thể của hiện hữu tinh thần, sự kiện tồn tại

cõi trần gian tội lỗi - cõi trần gian không được chiếu sáng, hãy còn chưa được cứu
chuộc, nên vì vậy trĩu nặng tội lỗi, vốn là điều bao hàm trong tiên đề cơ bản của ý
thức Kitô giáo, như ta đã thấy, - không những tội lỗi trĩu nặng linh hồn tôi từ bên
trong, dưới hình thức đồng tham dự nội tâm của tôi vào tình trạng yếu đuối và tội
lỗi chung của loài người, mà còn đặt tôi vào tình thế bi thảm bó buộc về đạo đức
phải cùng tham gia vào tội lỗi, khi điều này cần thiết cho việc giúp đỡ thực sự
cho những người gần. Do vậy mà cách hiểu kiểu Tolstoy khá phổ biến trong thế
giới Kitô giáo về nguyên tắc hành xử đạo đức Kitô giáo là hoàn toàn không đúng,
chính là đòi hỏi Kitô hữu phải hiểu theo nghĩa đen lời dạy Phúc Âm “chớ kháng
cự lại cái ác”, tức là biến lời dạy ấy thành quy tắc, thành lề luật bên ngoài cho
hành xử, và mờ rộng nó cho trường hợp nói về trợ giúp bất vụ lợi cho người gần
trong mọi trường hợp và bất chấp mọi hậu quả của việc tuân thủ tuyệt đối tính
thanh sạch của lương tâm Kitô giáo cá nhân. Than ôi, chính ở trên con đường này
đã có tình trạng suy đồi ý thức Kitô giáo mang tính kinh điển và thật phổ biến,
biến nó thành thứ đối lập lại - kiểu Pharisees.

Xin dẫn ra đây một ví dụ tương tự như ví dụ đã dẫn ở trên, nhưng ít tính giả

định mà lại dễ hiểu và đáng kể hơn, do tính thời sự của nó. Phong trào hòa bình
Kitô giáo,
phủ định chiến tranh và từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự nhân danh
tính bất khả xâm phạm và tính thiêng liêng của mọi con người đối với tín đồ Ki
tô giáo - thậm chí là kẻ thù tấn công tổ quốc đi nữa, - [phong trào ấy] hóa ra có
thể là tội lỗi lớn đối với lương tâm Kitô giáo sinh động, nếu hậu quả của việc giữ
thanh sạch riêng cho mình là việc giết người hàng loạt và những tội ác man rợ do
kẻ thù đầy sức mạnh ác gây ra, do nguyên tắc trách nhiệm Kitô giáo, những tội ác
ấy sẽ đè nặng lên lương tâm của kẻ nhân danh tính thanh sạch của riêng mình mà
từ chối cầm lấy vũ khí chống lại - tức là về nguyên tắc với trợ giúp của việc giết
người do bắt buộc - chiến thắng của sức mạnh tội lỗi ở hạ giới. Điều này hoàn
toàn không có nghĩa rơi vào cám dỗ tầm thường khá phổ biến (mà chúng ta sẽ
còn phải nói tới ở dưới đây), theo đó thì những chân lí của ý thức Kitô giáo hay
thậm chí ý thức đạo đức nói chung tựa hồ như không thể áp dụng được trong lĩnh
vực đời sống xã hội - cám dỗ dễ gây đồi bại cảm xúc đạo đức và biện minh cho
tình trạng tội lỗi và tội ác của con người. Không thể nói về giới hạn mang tính
nguyên tắc cho lĩnh vực tác động của những lời dạy Kitô giáo - trong ví dụ đã
dẫn thì ngay cả của những lời dạy cựu ước “không giết người”; ngược lại, tác
động của những lời dạy theo thực chất dĩ nhiên là mang tính phổ quát; bất cứ ai
thực hiện việc giết người đều có tội - ngay cả khi việc giết người ấy được thực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.