Như vậy, chúng ta đi đến ý thức chân lí có trách nhiệm ở mức độ cao nhất -
trách nhiệm chính vì tính cám dỗ vẻ bề ngoài của nó và khả năng dễ dàng lạm
dụng nó. Do trách nhiệm đạo đức liên đới về cái ác đang thống trị thế gian này
và tình trạng không thể nào tiêu diệt nó hoàn toàn cũng như thiết lập tính thánh
thiện tuyệt đối của cuộc sống hạ giới - cho nên thước đo tính đúng đắn và hoàn
hảo của ứng xử đối với cuộc sống ở cõi trần gian, không phải là tính thanh khiết
hay không hề tội lỗi của hành vi, mà chỉ là tính tất yếu của nó đối với việc ngăn
chặn hiệu quả nhất cho cõi trần gian tránh khỏi cái ác.
Mới thoạt nhìn có thể tưởng rằng điều này khẳng định nguyên tắc vô đạo
đức đầy tai tiếng “mục đích biện minh cho phương tiện”. Nhưng đó là hiểu lầm.
Giải thích đầy đủ điều này chỉ có thể đưa ra ở dưới đây, nhưng ở đây có thể dẫn
ra kiến giải xóa bỏ hiểu lầm này. Nguyên tắc “mục đích biện minh cho phương
tiện” là vô đạo đức hoàn toàn không phải vì trong những điều kiện nhất định nó
tha thứ hay cho phép những hành động vốn tự nó là tội lỗi. Nguyên tắc ấy vô đạo
đức vì nó tương đối hóa tính thiêng liêng của điều thiện và sự tuân thủ vô điều
kiện nghĩa vụ đạo đức, thay thế bằng tính công lợi duy lí tựa hồ như hạch toán
kinh tế những lợi nhuận và thua lỗ đạo đức; đồng thời việc đặt ra mục đích và lựa
chọn phương tiện cho nó được tư duy tùy thuộc theo xem xét tự do duy lí của con
người, tương đồng với tự do sáng kiến và tính toán kinh doanh. Chuyện này hoàn
toàn khác biệt về bản chất với tình huống đạo đức mà chúng ta đang cố làm sáng
tỏ. về nguyên tắc nó chỉ giống với tình trạng mà khoa học pháp lí gọi là tình
trạng bất khả kháng, - chỉ có khác biệt là tính bất khả kháng nói tới ở đây được
xác định không phải bởi nhu cầu tự vệ, mà bởi đòi hỏi vô điều kiện (“mệnh lệnh
nhất quyết”) của nghĩa vụ đạo đức. Trong tình huống được chúng tôi mô tả, con
người trái với ý chí của mình bị đặt vào tình trạng bất khả kháng đầy bi thảm
phải hi sinh tính thanh sạch đạo đức của mình cho một hành vi riêng rẽ, nhân
danh đòi hỏi của tình thương yêu người gần. Tuyệt nhiên không “biện minh” cho
hành vi tội lỗi của mình trong ý nghĩa tuyệt đối, mà còn ý thức được tính tội lỗi
của nó, anh ta được chỉ dẫn chỉ bởi ý thức rằng, không hành động gì thì hẳn là tội
lỗi còn lớn hơn nữa. Bản thân ứng xử trong tình huống này đặt vào mối tương
quan phạm trù “phương tiện” và “mục đích” thì thật không thích đáng với thực
chất của sự việc. Việc đặt ra “mục đích” ở đây không phụ thuộc vào việc xem xét
của con người, mà do nghĩa vụ đạo đức quy định cho anh ta một cách ra lệnh. Và
“phương tiện” ở đây không đơn thuần là tính toán lạnh lùng chỉ theo tính hợp lí
của chúng, mà được đánh giá trong toàn bộ tập hợp của cả những hậu quả không
cố ý của chúng, trong toàn bộ bản chất đạo đức cụ thể của chúng, chúng áp đặt