ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 169

cho tác động của ân phúc và tràn đầy sức mạnh của nó, nên nó không bị tùy
thuộc, không phải tuân theo lề luật nữa - không phải vì rằng tác động của lề luật
được bãi bỏ đối với chúng ta - Đức Kitô đi đến không phải để bãi bỏ, mà để “thi
hành” (dịch đúng hơn phải là “bổ túc”) lề luật, - nên vì vậy tác động đạo đức -
đồng thời là tác động lớn hơn và hiệu quả hơn rất nhiều - được thực hiện đối với
linh hồn Kitô giáo dưới hình thức mói cao cả hơn của ảnh hường tự do và sử
dụng những quà tặng của ân phúc. Từ đó có quy tắc chung của đời sống Kitô
giáo: “nơi nào Tinh thần làm chủ, ở đó có tự do”; từ đó mới có chỉ dẫn không biết
mệt mỏi của vị tông đồ: “hãy đứng trong tự do mà Đức Kitô ban tặng cho anh,
đừng có lại chơi cái trò nô lệ nữa”, “hỡi các người anh em, các bạn được hiệu
triệu đến với tự do” (Gal. 5,1,13). Sức mạnh cứu độ hiện thực con người của
Thượng Đế giải phóng con người khỏi nghĩa vụ lo lắng cho việc tuân theo ý chí
của Thượng Đế dưới hình thức thi hành “lề luật”. Khác biệt giữa quy định đạo
đức của ý chí thông qua lề luật và sức mạnh thanh tẩy của ân phúc, - đại khái
cũng giống như khác biệt giữa các quy tắc thiết lập cho người bơi lội để tránh bị
chết đuối với cứu độ cho người đang bị đuối nước khi người ta nắm tay kéo anh
ta lên bờ.

Khác biệt quan trọng này trong hình thức tác động lên đời sống đạo đức

mang tính hiện thực thấm sâu một cách nội tại vào tâm hồn của sức mạnh ân
phúc và “lề luật” siêu việt như mệnh lệnh từ bên ngoài, biểu lộ ra cả trong khác
biệt của bản thân đối tượng mà tác động ấy hướng tới. “Lề luật” - lề luật đạo đức
cũng không kém hơn lề luật tư pháp - “chuẩn hóa”, quy định - hay là hạn chế -
ứng xử của con người, hành vi của con người; mọi thứ “anh phải” (hay là “anh
không được”) đều ẩn ý “làm điều này điều nọ”, “ứng xử thế này hay thế kia”; nội
dung mẫu mực kinh điển của “lề luật” là như thế - mười điều răn: 'không giết
người”, “không ngoại tình” V.V.; thậm chí ở chỗ lề luật chuẩn hóa tựa hồ như
không phải hành vi, mà là trạng thái tâm hồn, thì nó cũng hướng đến quy định ý
chí bộc lộ ra trực tiếp và khả dĩ được thực hiện trong các hành vi, - ý nghĩa của
những lời răn “hãy kính trọng cha mẹ của mình”, “đừng thèm muốn vợ và nhà
cửa của người gần với mình” v.v.

Những lời dạy của Đức Kitô có ý nghĩa hoàn toàn khác, [những lời dạy] vốn

khả dĩ thực hiện được với trợ giúp của sức mạnh ân phúc. Những lời dạy ấy
không quy định hành vi, mà quy định kết cấu tinh thần bên trong của con người
mà từ đó dẫn ra các hành vi, các hành vi dù sao cũng vẫn luôn luôn không hoàn
toàn thích đáng. Những lời dạy cơ bản của Kitô giáo về tình thương yêu đối với
Thượng Đế và đối với người gần là như vậy. Đó cũng chính là ý nghĩa đối lập

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.