thực tế là không sao tránh khỏi trong tính tích cực đạo đức có trách nhiệm của
chúng ta ở chốn trần gian, lại không hề trùng khóp với quy tắc vô đạo đức “mục
đích biện minh cho phương tiện”. Vì lẽ đòi hỏi đạo đức và định hướng đạo đức
đụng chạm trực tiếp đến các hành vi, nên con người có thể (do những động cơ
đạo đức được giải thích ở trên) bị đặt vào tình thế tất yếu phải thực hiện những
hành vi tội lỗi, tức là đi ngược lại với các chuẩn mực chung của lề luật đạo đức
vốn được xem là thiêng liêng và bắt buộc chung cho mọi người. Thế nhưng vì
đạo đức Kitô giáo theo thực chất, như chúng ta đã thấy, nói chung không đụng
chạm đến các hành vi, mà quy định kết cấu hiện hữu tinh thần của con người,
nên nói chung không thể hình dung được bất cứ tình huống cụ thể nào khả dĩ
buộc con người phải vi phạm những lời dạy thực chất ấy của sự thật và biện minh
được cho những vi phạm ấy; ngược lại, những lời dạy ấy cần phải và có thể tuyệt
đối không được vi phạm ngay cả khi cần thiết phải vi phạm những chuẩn mực
của “quyền tự nhiên”, tức là những chuẩn mực của hành vi. Chúng ta hãy quay
trở lại một lần nữa với ví dụ đã nêu. Mệnh lệnh “không được giết người” là một
trong những chuẩn mực cơ bản thiêng liêng nhất của đạo đức như là “quyền tự
nhiên”, như là lề luật ứng xử; nhưng như chúng ta đã thấy, dù sao vẫn có những
trường hợp khi Kitô hữu do các động cơ đạo đức, buộc phải nhận lấy tội lối ấy
vào lương tâm của mình. Nhưng lời dạy “hãy yêu thương người gần như yêu
thương bản thân mình”, vốn là lời răn về nội đung hay là kết cấu của hiện hữu
Kitô giáo, trong mọi hoàn cảnh của đời sống, ưong mọi đòi hỏi dẫn xuất ra từ
nhiệm vụ tích cực đạo đức ở cõi trần gian, [lời dạy ấy] tuyệt đối không thể vi
phạm. Vi phạm điều này không thể được biện minh bằng bất cứ tính tất yếu nào;
nó luôn luôn vẫn là biểu hiện của tình trạng tội lỗi hay là tình trạng yếu ớt đạo
đức của con người.
Cứ cho là chuyện này có vẻ như là nghịch lí, mà lại là nghịch lí đầy cám dỗ,
thế nhưng chúng ta phải có được thấu hiểu tinh thần và lòng dũng cảm tinh thần
để ý thức được tình thế rõ ràng không chút mơ hồ nào: con người trong những
điều kiện nhất định có thể buộc phải hành động hà khắc đến mức tàn nhẫn, nó có
thể trong những trường hợp cực chẳng đã buộc phải giết chết người gần của
mình, nhận lấy tội lỗi nặng nề ấy vào linh hồn của mình, nhưng trong mọi lúc và
trong bất cứ điều kiện nào anh ta cũng không có quyền căm thù con người. Luận
điểm này hoàn toàn không phải là kết quả của một trò chơi tư duy thần học tinh tế
nào đó. Ngược lại, nó có ý nghĩa chi đạo cực kì quan trọng cho toàn bộ phong
cách của đời sống con người - ở trong giáo dục, trong pháp luật hình sự và trong
chính trị. Bất cứ ai cũng đồng ý rằng người cha hay nhà giáo trong trường hợp