ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 182

theo thực chất mang tính phổ quát và lan huyền năng lượng tinh thần của mình
thật đầy đủ và cho cuộc sống tập thể của con người.

Thực ra giáo hội không nên thống trị toàn bộ thế gian bằng cái thống trị bền

ngoài, vốn là thứ mà nhà nước yêu sách, nhưng không phải là vì để cho nó chỉ là
một bộ phận của tình trạng hiện thực ở hiện hữu nhân bản, mà bởi vì phương diện
thống trị trong ý nghĩa quyền lực bên ngoài hay sự hùng mạnh bên ngoài mâu
thuẫn với chính thực chất của giáo hội Kitô giáo.
Nhưng giáo hội cần phải tỏa ra
những sức mạnh ân phúc vốn được nó duy trì một cách thật đầy đủ và đưa vào
toàn bộ tình trạng đa dạng của hiện hữu nhân bản; và ở trong bình diện đời sống
tập thể-xã hội của nó thì rạng chiếu ánh sáng của niềm tin Kitô giáo, đổ đầy năng
lượng hiện hữu Kitô giáo vào cả gia đình, cả nhà nước, cả nền kinh tế, cả khoa
học, cả nghệ thuật.

Cho nên ở đây không phải nói về khác biệt có tính hiện thực bề ngoài, nhìn

thấy được, giữa “giáo hội” và các bộ phận còn lại của “thế gian” (cứ tựa hồ như
bản thân giáo hội là bộ phận của “thế gian”), mà nói về khác biệt vô hình - trong
phạm vi đời sống Kitô giáo mang tính phổ quát và bao trùm, hay là nói về hiện
thực huyền bí mang tính phổ quát của “giáo hội” - giữa hiện hữu thực chất ở
trong Thượng Đế, tựa hồ như giữa cốt lõi của hiện hữu Kitô giáo, vốn đã được
cứu chuộc, đã được hưởng ân phúc, và tình trạng tỏa ra ánh sáng Kitô giáo vào
thế gian - vào lĩnh vực của bóng tối; khác biệt này, trong khi bản thân nó mang
tính nội tại-tôn giáo, thuộc trật tự siêu hình, không thể trùng khớp chút nào với
khác biệt bề ngoài giữa các chức năng và lĩnh vực khác nhau của đời sống con
người ở thế gian.

Một phiên bản độc đáo của học thuyết về tính hạn chế ở trong hiện hữu và

tác động của giáo hội Kitô giáo và về tồn tại của lĩnh vực đời sống nói chung nằm
ngoài phạm vi đời sống tôn giáo của BQtô hữu, ấy là quan điểm khá phổ biến
trong thế giới Kitô giáo - rất đặc trưng cho phái Tin lành Luther, - theo đó chỉ có
cái gọi là “đời sống riêng tư” của con người mới cần được soi sáng và hình thành
đạo đức Kitô giáo. Theo quan điểm này tín đồ có đức tin Kitô giáo cần phải thực
hiện trong thanh sạch các khôi nguyên của đòi sống Kitô giáo được chỉ dẫn trong
các lời răn đạo đức của kinh Phúc Âm, ở quan hệ đối với các thành viên trong gia
đình mình, với người giúp việc nhà, với các bạn bè và người quen biết - với tất cả
mọi người mà anh ta gặp gỡ trong trật tự đời sống riêng tư. Còn lĩnh vực đời sống
“công cộng” - mang tính xã hội và nhà nước - được xem xét ở đầy như lĩnh vực
không đụng chạm đến Ki tô hữu như là thế (ít nhất cũng vì nó không đụng chạm
đến quyền bất khả xâm phạm đối với đời sống tôn giáo của anh ta). Đời sống

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.