ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 20

lên. Ông nói về một tình trạng siêu hình nào đó vĩnh cửu - hay nói khiêm tốn hơn
là một tình trạng siêu hình dài lâu - hoặc là về mối tương quan giữa ánh sáng và
bóng tối mà ông thể hiện bằng những lời “ánh sáng rạng chiếu trong bóng tối”.
Thế nhưng làm sao chuyện này lại có thể được? Vì chúng ta được hướng dẫn bởi
tương đồng với ánh sáng vật lí, nên chúng ta phải nói: ở đâu có ánh sáng, ở đó
không có bóng tối, ở đâu có bóng tối, ở đó không có ánh sáng. Trạng thái này loại
trừ trạng thái kia. Theo lẽ tự nhiên thì phải hình dung rằng một khi đã bừng lên
thì ánh sáng xua đi bóng tối, soi rạng nó, tức là thay thế nó bằng bản thân mình,
ánh sáng. Mặt khác, có thể hình dung trong một ý nghĩa bóng bẩy nào đó, rằng
ánh sáng được thắp lên giữa bóng đêm, ví dụ như một ngọn nến giữa đêm tối đen,
đầy bão tố, vào mùa thu có thể bị tắt đi, tựa hồ như thoái lui trước áp lực của
bóng tối mạnh hơn nó.

Tuy nhiên, vẫn còn có khả năng - có vẻ như ở đây là khả năng duy nhất -

hình dung được một cách duy lí và trực quan một tình trạng có thể được kí hiệu
như “ánh sáng trong bóng tối”. Như vậy vào một đêm không có trăng, nhưng trời
đầy sao, như những điểm sáng rạng chiếu “trong bóng tối”. Chúng ta hình dung
những điểm sáng giữa bóng tối ấy, nếu như nhìn ngắm từ xa, như là những ngọn
đèn được thắp lên trong đêm tối. Và thậm chí ở gần ánh sáng yếu ớt, leo lét, ví dụ
như ánh sáng của một ngọn đèn nhỏ, có thể rạng chiếu nhưng không soi sáng
được gì ngoài một khoảng không gian kích thước thật bé nhỏ ở gần sát nó, cho
nên nó bị vây quanh bởi bóng tối dày đặc mà nó không đủ sức xua tan.

Thế nhưng người viết Phúc Âm, trong khi đang nói về ánh sáng rạng chiếu

trong bóng tối, bằng cách nói đó đã loại trừ hai tình trạng đầu tiên - tình trạng ánh
sáng rạng chiếu và xua tan bóng tối và tình trạng bóng tối dập tắt ánh sáng - đồng
thời lại có ý nói về một thứ gì đó hoàn toàn khác với khả năng thứ ba. Chúng ta
nhớ rằng ánh sáng mà ông ta đang kể là ánh sáng “chân chính”, ánh sáng xuất
phát từ Thượng Đế, - cái ánh sáng của Logos thánh thần mà thông qua nó trần
gian “bắt đầu hiện hữu”. Do đó không thể có chuyện để ánh sáng ấy chỉ leo lét
thật yếu ớt, và chính là do tình hạng yếu ớt nội tại của nó mà nó không đủ sức
xua đuổi bóng tối và soi sáng trần gian. Mặc dù vậy, ánh sáng ấy không chỉ
không sao dập tắt được, mà còn vô cùng hùng mạnh do bản chất siêu hình nội tại
của nó, tức là có sức mạnh toàn năng - vì có tính chất thánh thần - ánh sáng ấy bị
đày xuống trần gian để rạng chiếu trong bóng tối.

Trước khi làm sáng tỏ thật đầy đủ mối tương quan ấy trong toàn bộ tính

nghịch lí được xác định bởi tính đối nghịch giữa tình trạng “yếu ớt” tương đối
của ánh sáng trong biểu hiện thường nghiệm và sức mạnh toàn năng siêu hình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.