ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 21

học của nó, chúng ta cần phải nhận thức sơ bộ ý nghĩa sinh động của những khái
niệm mà người viết Phúc Âm sử dụng. Giả sử như chúng ta xuất phát từ hình
dung của vật lí hiện đại, theo đó thì bóng tối chẳng phải thứ gì khác ngoài tình
trạng thiếu vắng ánh sáng, như vậy thì những lời lẽ của người viết Phúc Âm chỉ
ra cuộc vật lộn của ánh sáng và bóng tối đối với chúng ta tưởng như thật vô
nghĩa. Nhưng chúng ta không được quên rằng ở đây không phải chúng ta đang
xem xét vật lí học, mà đang có vấn đề với siêu hình học đầy bí ẩn, chỉ được biểu
tượng hóa trong các khái niệm “ánh sáng” và “bóng tối”. Nói đúng hơn thì chúng
ta đang có vấn đề không phải với các khái niệm, mà là với các hình tượng “ánh
sáng” và “bóng tối” cho ta một ám chỉ nào đó bằng hình ảnh về một bí ẩn trừu
tượng không thể thấu đạt được. Hình tượng ánh sáng và bóng tối trực tiếp đem lại
cho chúng ta - và trước tiên là cho tinh thần của con người - đặc điểm của ngày
đêm. “Ngày” - thời gian khi mặt trời mọc lên và chiếu sáng - tất nhiên chiến
thắng bóng tối của đêm, nhưng rồi đêm quay lại vào thời gian của nó và thay thế
cho ngày. Khi Thượng Đế lần đầu tiên tạo ra “ánh sáng” - theo sách Sáng thế, thì
đó là hành động sáng tạo đầu tiên của Thượng Đế sau sáng tạo tổng thể “trời và
đất”, hành động đầu tiên thiết lập trật tự của hiện hữu trần gian - khi đó thì thay
thế cho “trái đất hoang vu và không có nước” mà ở đó “bóng tối ở trên không-có-
ngày”, đã hiện ra tính lưỡng diện giữa ánh sáng và bóng tối như hình thức đầu
tiên của hiện hữu. “Và Thượng Đế tách ánh sáng khỏi bóng tối, rồi gọi ánh sáng
là ngày, còn bóng tối là đêm”
(Sách Sáng thế, 1, 4-5). Và từ đó bắt đầu ngày đầu
tiên của sáng tạo, và mối tương quan ấy kéo dài cho đến ngày nay và sẽ kéo dài
đến hồi kết của trần gian.

Như vậy, trong viễn cảnh này, tức là trong thành phần của hiện hữu trần

gian, “ánh sáng” và “bóng tối” giống như “ngày” và “đêm”, thực chất là hai khởi
nguyên đối lập và đối chọi với nhau. Tính nghịch lí của tình thế này là ở chỗ “ánh
sáng” đồng thời theo thực chất siêu hình nội tại của mình là ánh sáng thần thánh,
như ta đã thấy, ánh sáng từ chính Thượng Đế - nên vì vậy là khởi nguyên cao cả
và có sức mạnh toàn năng. Chính người viết Phúc Âm Yoan trong thư tín của
mình đã báo cho chúng ta “tin mừng”, “để cho niềm vui của chúng ta được hoàn
hảo”; “Thượng Đế là ánh sáng, ở trong Người không có bóng tối nào” (I Thư tín.
Yoan 1, 5). Tin mừng mới này xếp vào cùng với hàng loạt các bằng chứng mà
chúng ta tìm thấy ngay cả ở trong Cựu ước, những bằng chứng khẳng định thắng
lợi của Thượng Đế và ánh sáng, và như vậy gieo vào chúng ta niềm tin chắc vào
thắng lợi của ánh sáng và tình trạng bất lực của bóng tối. Cả người hát thánh ca,
cả con người đạo hạnh Iov, cả nhà tiên tri Isaiah cũng đều nói về Thượng Đế như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.