hóa sinh vật học, - được đơn giản đồng nhất với phát triển tiến bộ, với việc lớn
mạnh của “nền văn minh”. Ở phần trên đã chỉ ra rằng quan niệm ngây thơ ấy giờ
đây đã có thể xem như được vượt qua rồi, bị đưa vào nhà kho lưu trữ những lầm
lẫn. Tuy nhiên vẫn còn chưa vượt qua được tính chất một chiều loại khác, bị đưa
vào quan niệm của con người về cõi trần gian bởi ấn tượng của tự-ý-thức lịch sử
xuất hiện lần đầu. Thế kỷ XIX và thời đại bây giờ được coi là “các thế kỷ lịch
sử”, - là thời đại mà motif “lịch sử” chi phối tư duy con người. Quan niệm xưa cũ
về tình trạng không chuyển động, không thay đổi của đời sống được thay thế bởi
quan niệm đảo ngược lại về tính đổi thay toàn thể - về cuộc sống như một quá
trình nào đó chuyển động bão táp, biến đổi không ngừng. Theo quan niệm chung
đang thống trị hiện nay về cuộc sống, thì ở trong đó chẳng có gì bất biến, bền
vững, dài lâu cả; ngược lại, mọi thứ ở trong đó biến đổi không ngừng, mọi thứ
đều già đi và bị thay thế bởi cái mới mẻ.
Từ toàn bộ tập hợp những suy tưởng của chúng ta, hiển hiện ra rằng, chúng
ta không thể chia sẻ cái “chủ nghĩa lịch sử” đang thống trị ấy được. Ngược lại, nó
hoàn toàn hiển nhiên là tính một chiều thời đại trí óc của chúng ta; bản thân nó
cũng chỉ là một hiện tượng lịch sử rồi sẽ qua đi. Ý tưởng cho rằng trong hiện hữu
chẳng có gì không thay đổi, ngoài bản thân quá trình biến đổi toàn thể, chứa
đựng trong đó mâu thuẫn nội tại; vì rằng nếu ít nhất thì tính chất biến đổi toàn thể
cũng là bất biến, là nét không biến đổi của cuộc sống con người, vậy thì chẳng có
cơ sở nào để phủ nhận khả năng có những bất biến khác ở các tính chất và các
quy luật của nó. Chủ nghĩa lịch sử là một nhánh của tương đối luận, nên tính mâu
thuẫn nội tại về triết học của nó mọi người đều biết, cũng là cố hữu với chủ nghĩa
lịch sử, khẳng định tính tương đối của mọi thứ như chân lí tuyệt đối không thể
lay chuyển, nó ở trong chính hình thức khẳng định của mình tự bác bỏ nội dung
của mình. Các khái niệm tương đối và tuyệt đối (vô điều kiện) tương quan với
nhau và mất đi mọi ý nghĩa hợp lí ở ngoài mối tương quan đó; các khái niệm biến
đổi và bất biến cũng ở trong tình trạng như vậy. Ở đâu có biến đổi, ở đó có thứ gì
đó đang biến đổi; thế nhưng khái niệm này tương đương với khái niệm bất biến.
Tư duy lành mạnh của con người, ở bên ngoài mọi lí thuyết triết học, biết
rằng ở cõi trần gian và trong đời sống con người có nhiều thứ thay đổi, nhưng
cũng có nhiều thứ không thay đổi. Tất cả các hình thức hiện hữu đều thay đổi;
thực chất của nó không đổi thay. Như ngạn ngữ Pháp có câu nói: plus ga change,
plus c'est la même chose. Con người hẳn là không thể nhớ được tuổi thơ của
mình, tuổi thiếu niên của mình, nếu giả sử anh ta không biết được đó chính là tuổi
thơ và tuổi thiếu niên của anh ta, tức là nếu giả sử như thực chất của anh ta ở cơ