trợ giúp cho nhân loại ví dụ như trong công việc khai khoáng; thế nhưng trợ giúp
ấy có nghĩa lí gì trong so sánh với những nỗi kinh hoàng của phá hủy quân sự mà
phát minh ấy đã đem lại? Liệu nhân loại đã sẵn sàng hay chưa để nguyền rủa cái
ngày, khi mà tư duy khoa học thâm nhập vào cấu trúc nguyên tử của vật chất và
học được cách phân chia nguyên tử - phát minh hứa hẹn gần như biến cuộc sống
thành thiên đường thông qua sử dụng công nghiệp năng lượng vô hạn như quà
tặng của thiên nhiên, - trong khi giờ đây đứng trước nỗi kinh hoàng đe dọa ngày
tận thế của các quả bom nguyên tử? Còn vi trùng học - rất có thể là phát minh
thiện hảo nhất của thế kỷ XIX - liệu có còn đe dọa loài người bằng việc tiêu diệt
rộng khắp hay không, nếu nó sẽ được ứng dụng vào kĩ thuật hành động quân sự
(là điều cho đến nay do những nguyên nhân tình cờ vẫn còn tránh được)? Thế
nhưng chiến tranh, vốn theo thực chất luôn luôn đã là và đang là hiện tượng phá
hủy, buông thả cho những sức mạnh ma quỷ mù quáng giết người và tàn bạo,
tuyệt nhiên không phải là lĩnh vực duy nhất mà ở đó quá trình trí tuệ và phát triển
lã thuật do nó tạo ra, có thể sẽ có những hậu quả tiêu vong. Việc hoàn thiện vũ
khí, như những phương tiện di chuyển và giao tiếp qua khoảng cách, có thể mang
tính tiêu vong ngay cả trong chức năng bình thường của cuộc sống chung, như
chính quyền nhà nước. Vì nó tạo ra những khả năng trước đó chưa hề có cho việc
thống trị chuyên chế và đàn áp mọi phản kháng, một khi đã thiết lập được quyền
lực. Chính quyền chuyên chế vô giới hạn nhất ở trong các điều kiện thô kệch của
đời sống, thì còn có mức độ và không vững chắc trong so sánh với sự hùng mạnh
bao trùm và vô địch của nền chuyên chế độc tài ở các nhà nước “toàn trị” đương
thời. Chính quyền nhà nước đương thời chi cần có độc quyền sở hữu các xe tăng,
máy bay, điện báo vô tuyến, chí cần giáo dục được một nhóm nhỏ “binh sĩ hồi
chính Thổ Nhĩ Kì” dễ bảo, được trang bị những phương tiện ấy, là đủ để bảo đảm
cho mình có được thái độ tuân phục nô lệ của dân chúng bị trị một lần cho mãi
mãi. Giờ đây cần phải có một thái độ thận trọng hoàn toàn đặc biệt để cảnh báo
khả năng ấy, đe dọa làm tha hóa các xã hội con người thành một tình trạng đần
độn nô lệ không lối thoát. Giờ đây chúng ta thật xa cách biết bao với niềm tin
cách đây chưa lâu, rằng đang có một tiến bộ dễ dàng không gì cản trở, được định
đoạt trước cho loài người trên con đường đi đến tự do!
Như vậy, nay chúng ta thấy được rõ ràng - bất chấp những khái niệm mới
đây thôi còn phổ biến, - rằng trong lĩnh vực kĩ thuật làm chủ các sức mạnh thiên
nhiên, tiến bộ của tri thức có thể phụng sự cho việc cải thiện đích thực các điều
kiện cuộc sống của con người, chỉ cần kết hợp với thiện chí đạo đức, còn trong
trường hợp trái lại thi chỉ có lợi cho các sức mạnh địa ngục, bắt loài người phải