phân rã đảng và có thể dẫn đến - như kinh nghiệm chỉ ra - không có khả năng tạo
ra được một chính phủ vững chắc hữu hiệu.
Phương diện kĩ thuật-tổ chức này của đời sống con người cần phải được tính
đến trong hai mối quan hệ. Một mặt tất cả các kế hoạch cải cách chính trị và xã
hội cần phải đơn giản tính đến hiện diện một số quy luật không đổi của bản chất
con người - hoàn toàn giống như mọi kĩ thuật dựa trên tri thức tự nhiên đều có
tính đến những quy luật không đổi của tự nhiên và bất cứ sáng chế nào không
tính đến các quy luật ấy sẽ thất bại ngay từ trước, cấu trúc căn bản của cõi trần
gian - như chúng ta đã thấy liên quan đến một chuyện khác - đặt ra ở đây giới hạn
cho mọi nỗ lực của ý chí con người, ngay cả nỗ lực hoàn toàn được biện minh vễ
đạo đức. Những lời nói của Bacon: natura parendo vincitur - chỉ có thể làm chủ
được tự nhiên khi phục tùng theo nó, cũng áp dụng được ở đây cho bản chất con
người. Mặt khác, từ hiểu biết được khía cạnh này của đòi sống con người suy ra
rằng, việc hoàn thiện đời sống xã hội con người đơn giản bao gồm hoàn thiện tổ
chức, bộ máy chức năng của nó, là khả dĩ, nên vì thế mà ý chí con người có nghĩa
vụ phải làm, để hoàn thiện hệ thống các phương tiện nhằm đạt được một mục
đích nhất định. Xin lại dẫn ra một ví dụ: thủ tiêu hay ngăn ngừa nạn thất nghiệp,
hoặc đấu tranh chống lại kinh tế vô chính phủ thể hiện ra, ví dụ như một quốc gia
thì thiếu đói, còn các quốc gia khác lại phải hủy bỏ các sản phẩm vì không tiêu
thụ được, thực chất đó là các nhiệm vụ thuần túy tổ chức-kĩ thuật, và để giải
quyết thành công chúng (rất không đơn giản và không dễ dàng) thì cực kì quan
trọng là phải tách biệt chúng thật minh bạch khỏi nhiệm vụ đạo đức của một cấu
trúc công bằng của đời sống kinh tế mà về thực chất chúng khác biệt như phương
tiện và mục đích. Tính minh bạch cần thiết hẳn phải đưa vào vấn đề của chủ
nghĩa xã hội, nếu giả sử như nhiệm vụ phân phối công bằng phúc lợi và những
nỗi khó nhọc kinh tế được phân biệt rành mạch với vấn đề khác, thực chất thuần
túy mang tính kĩ thuật-tổ chức, ấy là việc quản lí nhà nước ở mức độ nào thì hợp
lí và có hiệu quả cho hoạt động của bộ máy đời sống kinh tế.
Từ những điều nói trên suy ra rằng việc hoàn thiện như thế về mặt kĩ thuật-
tổ chức của đời sống tự thân nó không phải là hoàn thiện đích thực trong ý nghĩa
đưa điều thiện vào đó và thủ tiêu cái ác. Nó chỉ là hoàn thiện chức năng mà thôi -
cải thiện các phương pháp đấu tranh với cái ác, bảo vệ đời sống khỏi cái ác và sử
dụng các sức mạnh thiện đang có sẵn. Trong đó con người cố gắng thu xếp ổn
thỏa “việc làm ăn” (trong ý nghĩa rộng của từ ngữ) cho đời sống của mình với trợ
giúp của các sức mạnh đang có sẵn trong tự nhiên. Việc hoàn thiện đạo đức của
đời sống khác biệt về nguyên tắc với việc hoàn thiện chức năng.